Các Nguyên Tắc An Toàn Khi Làm Việc Trên Cao Bằng Tiếng Đức

Các Nguyên Tắc An Toàn Khi Làm Việc Trên Cao Bằng Tiếng Đức

Phạm vi của công việc phải thực hiện ở trên cao rất rộng, trải dài từ các lĩnh vực công nghiệp lẫn phi công nghiệp. Đứng trước nhu cầu về phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng nhằm thúc đẩy kinh tế, trong những năm gần đây tai nạn lao động do ngã cao là một trong những tại nạn chiếm tỷ lệ cao nhất trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Phạm vi của công việc phải thực hiện ở trên cao rất rộng, trải dài từ các lĩnh vực công nghiệp lẫn phi công nghiệp. Đứng trước nhu cầu về phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng nhằm thúc đẩy kinh tế, trong những năm gần đây tai nạn lao động do ngã cao là một trong những tại nạn chiếm tỷ lệ cao nhất trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao:

Hiện nay, trên thế giới thường sử dụng hai loại biện pháp an toàn chính để phòng chống các tai nạn ngã cao,đó là hệ thống an toàn thụ động và hệ thống an toàn chủ động:

– Hệ thống an toàn thụ động: Là hệ thống không cần sự tham gia của người lao động, nghĩa là hệ thống giúp cho người lao động cho dù không thực hiện các quy định cần thiết để phòng chống ngã cao. Ví dụ như bằng cách lắp đặt hệ thống lưới chống rơi…

– Hệ thống an toàn chủ động: Là hệ thống phòng chống ngã cao cần người lao động sử dụng hệ thống một cách chủ động để phòng tránh rơi ngã như việc đeo dây đai an toàn, lắp đặt lan can – hành lang an toàn, vạch cảnh báo, các hệ thống giám sát an toàn…

TCVN 5308: 1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng:

“Khi làm việc từ độ cao 2m trở lên hoặc chưa đến độ cao đó, nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm thì phải trang bị dây an toàn cho công nhân hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn”.

Nội quy kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc trên cao

– Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã qui định.

– Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến qui định, cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.

– Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.

– Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.

– Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt.

– Trước và trong thời gian làm việc trên cao không được uống rượu, bia, hút thuốc lào.

– Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.

– Lúc tối trời , mưa to, giông bão, hoặc có gío mạnh từ cấp 5 trở lên không đươc làm việc trên dàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trở lên,…

Yêu cầu đối với các phương tiện làm việc trên cao

Để phòng ngừa tai nạn ngã cao, một biện pháp cơ bản nhất là phải trang bị dàn giáo ( thang, giáo cao, giáo ghế, giáo treo, chòi nâng, sàn treo,…) để tạo ra chỗ làm việc và các phương tiện khác bảo đảm cho công nhân thao tác và đi lại ở trên cao thuận tiện và an toàn.

Để bảo đảm an toàn và tiết kiệm vật liệu, trong xây dựng chỉ nên sử dụng các loại dàn giáo đã chế tạo sẵn theo thiết kế điển hình

Chỉ được chế tạo dàn giáo theo thiết kế riêng, có đầy đủ các bản vẽ thiết kế và thuyết minh tính toán đã được xét duyệt.

Nguyên tắc an toàn khi làm việc với hóa chất

Hóa chất trong các ngành công nghiệp khác nhau đều có độc hại khác nhau. Trong ngành xi mạ có nhiều loại hóa chất cực độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Làm việc với những hóa chất này có những rủi ro lớn về an toàn cần được chú ý để tránh những việc đáng tiếc có thể xảy ra. Vì vậy, người lao động cần nắm vững những nguyên tắc an toàn lao động khi làm việc với hóa chất, đặc biệt là những hóa chất dễ cháy nổ độc hại nằm trong danh mục của nhà nước.

Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản nhưng rất quan trọng dành cho khi làm việc với hóa chất:

►Luôn luôn mặc đồ bảo hộ và kiểm tra chúng cẩn thận để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng. Thay bỏ những bộ đồ bảo hộ đã bị hỏng, rách vì chúng sẽ không đáp ứng được khả năng bảo vệ.

►Tuân theo tất cả các thủ tục đã ban hành và thực hiện nhiệm vụ công việc như đã được đào tạo.

►Tìm hiểu về các thủ tục và thiết bị khẩn cấp. Sự hiểu biết các thủ tục khẩn cấp có nghĩa là biết cách sơ tán, biết cách báo cáo khẩn cấp và cách để đối phó với hỏa hoạn và sự cố rò rỉ, cũng như biết cách sơ cấp cứu khi đồng nghiệp bị thương trong các sự cố.

►Hãy thận trọng và lên kế hoạch trước. Hãy suy nghĩ về những tình huống xấu có thể xảy ra và chú ý tới những gì đang làm trong quá trình làm việc.

►Lưu trữ tất cả nguyên vật liệu một cách thích hợp, tách riêng những vật liệu dễ kết hợp với nhau gây phản ứng độc hại. Nên tách khu vực Acid với khu vực kiềm đặc biệt các loại hóa chất có gốc Cyanide cần phải tách riêng biệt. Cyanide là hóa chất cực độc có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người với lượng rất nhỏ.

►Đọc kỹ nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn của vật liệu (MSDS) trước khi sử dụng bất cứ vật liệu nào để chắc chắn rằng bạn hiểu biết về các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa.

►Đảm bảo mọi thùng chứa đã được dán nhãn và hóa chất được chứa trong thùng thích hợp. Đừng sử dụng bất kỳ hóa chất không được chứa đựng hay dán nhãn thích hợp. Báo cáo ngay với người quản lý về các thùng chứa bị hỏng hay nhãn trên thùng không đọc được.

►Giữ gìn cơ thể và nơi làm việc sạch sẽ. Sau khi tiếp xúc với bất kỳ hóa chất nào, hãy rửa với xà phòng và nước. Nên rữa sạch vòi nước, những vị trí tay đã tiếp xúc trước khi rữa tay. Lau chùi bề mặt nơi làm việc ít nhất một lần trong ca làm việc để nguy cơ ô nhiễm được giảm thiểu.

►Chỉ sử dụng vật liệu, dụng cụ đúng mục đích của nó. Ví dụ sử dụng dung môi để rửa tay hay xăng để lau chùi thiết bị. Không được dùng chung vật liệu cho nhiều loại hóa chất khác nhau.

►Không được ăn uống, hút thuốc khi đang làm việc với hóa chất và nếu tay của bạn bị dính hóa chất không nên sử dụng mỹ phẩm hay sờ kính áp tròng.

HƯỚNG DẪN AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO

Không phải ai cũng có thể làm việc trên cao tại các công trình xây dựng. Một đơn vị xây dựng chuyên nghiệp luôn chú trọng huấn luyện, đào tạo cũng như trang bị cho cán bộ, kỹ sư, công nhân đầy đủ các thiết bị, vật dụng bảo hộ lao động khi làm việc, đặc biệt là làm việc trên cao.

Những ai có thể làm việc trên cao?

Những người làm việc trên cao phải đảm bảo các yếu tố sau:

Những chú ý khi làm việc trên cao:

Khi làm việc với giàn giáo cần lưu ý:

Khi làm việc với thang cần lưu ý:

Chú ý khi sử dụng dây đai an toàn:

+ Thử tĩnh: Treo một vật nặng (bao cát hoặc bao xi măng) có trọng lượng 250kg vào dây trong vòng 5 phút nếu thấy không bị sờn, đứt, khóa móc bị biến dạng tạo nguy cơ tuột dây là được.

+ Thử động: Buộc bao cát nặng 75kg vào dây đai an toàn móc lên giá thử và thả rơi 3 lần, nếu không phát hiện thấy hư hỏng là đạt.

Yêu cầu đối với người làm việc trên cao

Người làm việc trên cao phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

– Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định kỳ 6 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém không được làm việc trên cao.

– Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do giám đốc đơn vị xác nhận.

– Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao: dây an toàn,quần áo, giày, mũ bảo hộ lao động.

– Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động và nội qui an toàn làm việc trên cao.