Chăm Sóc Người Khuyết Tật

Chăm Sóc Người Khuyết Tật

Căn cứ tại tiết 3.3, Tiểu mục 3, Mục I Phần 1 Hướng dẫn Phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật ban hành kèm theo Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về mức độ khuyết tật như sau:

Căn cứ tại tiết 3.3, Tiểu mục 3, Mục I Phần 1 Hướng dẫn Phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật ban hành kèm theo Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về mức độ khuyết tật như sau:

Người nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng khuyết tật nặng thì có được hưởng chế độ nào không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội như sau:

Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng

2. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:

a) Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định như sau:

- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;

- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên;

Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất;

Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

b) Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

c) Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0).

d) Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau:

- Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng.

Như vậy, người chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng khuyết tật nặng không được hưởng chế độ mà chỉ có người chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bị khuyết tật đặc biệt nặng mới được hưởng các chế độ kinh phí hỗ trợ cho người nuôi dưỡng, chăm sóc cho đối tượng bảo trợ xã hội.

Xem thêm: Chế độ cho người chăm sóc người khuyết tật

Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi "Người chăm sóc người khuyết tật nặng có được hưởng chế độ nào không?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010  thì người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

2. Quy định về chăm sóc sức khỏe với người khuyết tật

Việc chăm sóc sức khỏe với người khuyết tật theo Chương II Luật Người khuyết tật 2010 bao gồm các quy định như sau:

2.1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú với người khuyết tật

- Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm sau đây:

+ Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng;

+ Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật;

+ Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật.

- Kinh phí để thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 Luật Người khuyết tật 2010 do ngân sách nhà nước bảo đảm.

2.2. Khám bệnh, chữa bệnh với người khuyết tật

- Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp.

- Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

- Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh.

- Người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật.

2.3. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với người khuyết tật

- Thực hiện biện pháp khám bệnh, chữa bệnh phù hợp cho người khuyết tật.

- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

- Tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp.

- Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

2.4. Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng với người khuyết tật

- Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng là cơ sở cung cấp dịch vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

- Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bao gồm:

+ Viện chỉnh hình, phục hồi chức năng;

+ Trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng;

+ Bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng;

+ Khoa phục hồi chức năng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Bộ phận phục hồi chức năng của cơ sở bảo trợ xã hội;

- Việc thành lập và hoạt động của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước bảo đảm việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đối với cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng công lập.

2.5. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng với người khuyết tật

- Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là biện pháp thực hiện tại cộng đồng nhằm chuyển giao kiến thức về vấn đề khuyết tật, kỹ năng phục hồi và thái độ tích cực đến người khuyết tật, gia đình của họ và cộng đồng nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội và hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật.

- Người khuyết tật được tạo điều kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

- Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

- Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng có trách nhiệm tham gia hướng dẫn hoạt động chuyên môn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

2.6. Nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết tật

- Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo dự án cho cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học về người khuyết tật, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên về chỉnh hình, phục hồi chức năng.

- Cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.

- Dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật từ chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng, hỗ trợ được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Theo số liệu thống kê, tính đến 31 tháng 12 năm 2023, cả nước có khoảng trên 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó có 28,3%, tương đương gần 2 triệu trẻ em [1]. Trong đó, các em bị tật nguyền chủ yếu ở các dạng như: điếc (khuyết tật thính giác, mất khả năng nghe); mù, lòa (khuyết tật thị giác - khiếm thị); què, quặt, liệt (khuyết tật vận động, bị tổn thương các cơ quan vận động như tay, chân, cột sống gây ra khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại, đứng, ngồi hay nằm); câm (khuyết tật ngôn ngữ, bị tật ở cơ quan tiếp nhận chỉ huy ngôn ngữ vùng não và tổn thương của bộ phận phát âm làm ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp của trẻ; thiểu năng não (khuyết tật trí tuệ, suy giảm năng lực nhận thức, chỉ số thông minh thấp, trẻ không thích nghi được các hoạt động xã hội); đa tật (bị nhiều loại khuyết tật cùng lúc)....

Trong số các em bị tàn tật, có rất nhiều em do sinh ra từ cha mẹ từng bị phơi nhiễm do ảnh hưởng chất độc da cam trong chiến tranh, phải tiếp tục mang những dị tật bẩm sinh cả về thể xác lẫn trí tuệ, thường bị các dị tật như hở hàm ếch, thiếu hoặc thừa ngón chân, ngón tay, não úng thủy, vô sọ, thoát vị não - màng não, thoát vị tủy - màng tủy...

Chúng ta, dù ít hay nhiều, trong khu dân cư, trên các con phố, hay trong các bệnh viện, trường học..., đã từng gặp những trẻ em chịu số phận đặc biệt như thế mới cảm nhận tận cùng sự mất mát, thiệt thòi. Có những em do di chứng của chất độc da cam có khi cả đời cuộc sống chủ yếu trong các bệnh viện, trung tâm bảo trợ xã hội. Có những em may mắn hơn, có thể không đi lại được nhưng lại nói được, vẫn có thể học hành được và làm được những việc nhẹ. Có những em tự kỷ từ bé, dù đi lại được nhưng lại vô thức, hò hét không rõ tiếng... Và có cả những em cả cuộc đời mấy chục năm từ lúc sinh ra đến lúc ra đi mãi mãi cũng chỉ cảm nhận lơ mơ, không rõ ai là bố, là mẹ đẻ của mình. Rồi có cả những trường hợp bất hạnh, đón nhận những tận cùng của nỗi đau khi phải xa đứa con ruột của mình, suốt cả mấy chục năm trời nuôi nấng, nhưng chủ yếu là ốm đau, bệnh tật, chưa biết gọi bố, gọi mẹ dù chỉ một lần!

Và điều đáng lo lắng là đa số các em bị khuyết tật đều trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Có những em bị mồ côi cha mẹ. Có những em bị bỏ rơi do khuyết tật. Có những em may mắn bị bệnh nhẹ được học hành, chăm sóc ở các trường, trung  tâm nhân đạo. Nhưng không ít em thiệt thòi hơn, do gia đình rất nghèo nên phải kiếm sống ngoài đường phố bằng nhiều nghề để mưu sinh, chữa trị bệnh lúc đau, ốm...

Phác họa như thế để thấy trẻ em khuyết tật rất cần được quan tâm đặc biệt hơn nữa của Đảng, Nhà nước và cả xã hội. Và tất yếu đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải làm, làm rất nhiều điều hơn nữa để có thể xoa dịu, vơi đi những thiệt thòi của các trẻ em khuyết tật. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, trẻ em khuyết tật luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và cả xã hội quan tâm.

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023 của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam [2], Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Tô Đức cho biết: Thực hiện chính sách trợ giúp đời sống, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho ngời khuyết tật (NKT), năm 2023, ngân sách Nhà nước đã bố trí 31,3 tỷ đồng thực hiện Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và 489 tỷ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục với NKT. Đã có 1,6 triệu NKT nặng và đặc biệt nặng, 342.329 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng và hàng triệu NKT, trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở trợ giúp xã hội.

Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, các tổ chức của NKT đã tích cực huy động nguồn lực xã hội để cải thiện đời sống và điều kiện sinh hoạt của NKT, điển hình như: Hội Bảo trợ NKT và trẻ mồ côi Việt Nam vận động được 552 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt và hiện vật quy ra tiền); Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và các Hội thành viên vận động tài trợ được gần 555 tỷ đồng; Hội Người mù Việt Nam vận động hơn trên 118 tỷ đồng và nhiều phần quà có giá trị; Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam vận động được hơn 7,7  tỷ đồng (bao gồm 5,9 tỷ đồng tiền mặt và 1,8 tỷ đồng hiện vật quy ra tiền). Các hoạt động trợ giúp NKT được triển khai rất đa dạng, đáp ứng thiết thực nhu cầu của đối tượng được trợ giúp.

Năm 2023, nhiều NKT được dạy nghề, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế. Trong đó, Hội người mù Việt Nam mở 91 lớp cho 1.192 học viên học nghề xoa bóp bấm huyệt, tin học, chăn nuôi, đan lát. Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam dạy nghề cho 1.421 học viên, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức 33 lớp dạy nghề cho 596 trẻ em khuyết tật... Thông qua nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động đã cho 1.314 dự án của người lao động là NKT vay vốn và tạo việc làm cho 8.838 lao động khuyết tật…

Nhưng rõ ràng là dù có cố gắng rất nhiều nhưng do nguồn ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn nên chính sách, dù ưu ái đến mấy vẫn chưa đủ sức chăm sóc đầy đủ trẻ em khuyết tật, nhất là lúc các em ốm đau, bệnh tật hiểm nghèo. Vì thế trẻ em khuyết tật và gia đình của các em vẫn còn rất nhiều khó khăn, rất cần sự quan tâm hơn nữa của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành, của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và sự chung tay đùm bọc, chở che, chăm sóc của cả xã hội.

Vì vậy, cần tăng cường tuyên truyền, truyền thông chính sách bảo trợ xã hội cho trẻ khuyết tật rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

Đặc biệt, nhân kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4 và tháng hành động vì trẻ em hằng năm, các cơ quan báo, tạp chí cần mở chuyên mục, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách, pháp luật về chăm sóc trẻ em khuyết tật như: Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật; Luật Người khuyết tật; Luật Trẻ em; Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018 – 2025...

Đồng thời, nhân các sự kiện kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam, cần tổ chức các cuộc vận động với quy mô cả nước và cấp tỉnh, thành phố để quyên góp vật chất giúp đỡ trẻ em khuyết tật. Trên cơ sở tổng kết đợt quyên góp, đẩy mạnh tuyên truyền, cổ vũ, nhân rộng những tấm lòng nhân ái của các điển hình tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trợ giúp trẻ em khuyết tật.

Ngoài ra, cần tiếp tục tuyên truyền, kêu gọi vận động thường xuyên các nhà tài trợ trong và ngoài nước trợ giúp sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phẫu thuật và phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật nặng; hỗ trợ trẻ khuyết tật học nghề, tạo việc làm; xây dựng các mô hình hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học nghề gắn với tạo việc làm, liên kết với doanh nghiệp, vận động các nhà tài trợ hỗ trợ thử nghiệm mô hình này ở một số địa phương; khuyến khích nhận nuôi dưỡng trẻ khuyết tật trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước về nuôi dưỡng tại cộng đồng thông qua các hình thức gia đình hoặc cá nhân nhận nuôi dưỡng, nhận đỡ đầu, nhận nuôi con nuôi và chăm sóc tại Nhà xã hội; xây dựng mô hình điểm Nhà xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở cấp xã, phường; thí điểm việc chuyển đổi phương thức chăm sóc tập trung trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước sang chăm sóc tập trung tại mô hình “gia đình quy mô nhỏ" ở các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước./.

(1) https://asvho.vn/uy-ban-quoc-gia-ve-nguoi-khuyet-tat-viet-nam-tong-ket-hoat-dong-nam-2023-va-de-ra-phuong-huong-nhiem-vu-nam-2024-a2477.html

(2) https://asvho.vn/uy-ban-quoc-gia-ve-nguoi-khuyet-tat-viet-nam-tong-ket-hoat-dong-nam-2023-va-de-ra-phuong-huong-nhiem-vu-nam-2024-a2477.html

(HNM) - Thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chăm lo người cao tuổi và trợ giúp người khuyết tật với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Hồng Dân đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới về nội dung này.

- Việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội, chăm sóc người cao tuổi của thành phố Hà Nội thời gian qua đã đạt kết quả khả quan. Xin ông chia sẻ thêm về việc này?

- Quan tâm, chăm lo người cao tuổi là việc làm thường xuyên, liên tục của thành phố. Toàn thành phố hiện có 1.069.456 người cao tuổi, chiếm 12,8% dân số. Người cao tuổi được hưởng đầy đủ các chính sách theo quy định như lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế, đi xe buýt miễn phí... Tiếp tục triển khai Chương trình hành động quốc gia người cao tuổi, trong năm 2022, Hà Nội đã thực hiện trợ cấp hằng tháng cho 93.256 người cao tuổi, trong đó có 92.166 người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; 299 người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng; trợ giúp khó khăn đột xuất cho 16.916 người cao tuổi. 175 hộ gia đình có người cao tuổi được hỗ trợ về nhà ở; 82 người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội của thành phố…

Cuối năm 2022, theo tổng hợp báo cáo của các quận, huyện, thị xã, toàn thành phố có 955 người cao tuổi tròn 100 tuổi và 9.075 người cao tuổi tròn 90 tuổi. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã báo cáo UBND thành phố trình Văn phòng Chủ tịch nước tặng thiệp mừng thọ cho người tròn 100 tuổi; trình Chủ tịch UBND thành phố ký tặng thiệp mừng thọ cho người tròn 90 tuổi vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đáng chú ý, nhân dịp Tết Quý Mão 2023, toàn thành phố đã trao tặng 1.625.772 suất quà đến các đối tượng xã hội với số tiền 813,8 tỷ đồng, trong đó có các suất quà giá trị dành tặng cho người cao tuổi, người khuyết tật, bởi đây là những đối tượng xã hội được thành phố quan tâm, góp phần thực hiện tốt Kế hoạch số 329/KH-UBND ngày 16-12-2022 của UBND thành phố Hà Nội.

- Đối với công tác trợ giúp người khuyết tật, thành phố Hà Nội đã có những chế độ, chính sách gì, thưa ông?

- Hiện nay, thành phố có 111.173 người khuyết tật, chiếm 1,33% dân số. Người khuyết tật được hưởng đầy đủ các chính sách theo quy định, như trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh khuyết tật, đi xe buýt miễn phí, vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội... Trong năm 2022, thành phố đã thực hiện chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng cho 90.292 người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng; 14.198 hộ gia đình nhận nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được nhận trợ cấp theo quy định hiện hành; 100% người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Thành phố có 7 cơ sở được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội ra quyết định công nhận là cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, được hưởng các chính sách ưu đãi như được vay vốn, miễn thuế thu nhập, tham gia các hoạt động giới thiệu sản phẩm tại các lễ kỷ niệm, ngày hội, tọa đàm các mô hình doanh nghiệp tạo việc làm cho người khuyết tật.

Nhìn chung, đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật được nâng cao, bản thân họ đã tự tin, nỗ lực phấn đấu học tập, làm việc để cải thiện cho cuộc sống của chính họ và giúp đỡ gia đình, tham gia vào các hoạt động xã hội, hòa nhập cuộc sống cộng đồng.

- Trong năm 2023, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội sẽ thực hiện những giải pháp nào để người khuyết tật, người cao tuổi tiếp tục được tiếp cận các dịch vụ xã hội dưới các hình thức khác nhau, thưa ông?

- Trong năm 2023, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật; đồng thời, tập trung đánh giá kết quả thực hiện Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền; đẩy mạnh việc phối hợp, triển khai thực hiện mục tiêu 100% người cao tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế; xây dựng và thực hiện các mô hình câu lạc bộ liên thế hệ giúp đỡ nhau và các mô hình trợ giúp người khuyết tật.