Payment is being processed by . Please wait while the order is being comfirmed.
Payment is being processed by . Please wait while the order is being comfirmed.
Receptive skills là những gì em tiếp nhận được từ bên ngoài, thông qua Nghe và Đọc.
Productive skills là những gì em “sản xuất” được và phản ánh ra ngoài thông qua Nói và Viết.
Cách truyền thống mà em học tiếng Anh từ thời phổ thông, đa phần, đều tập trung vào receptive skills. Em học bằng cách đọc nghe tài liệu tiếng Anh và cố gắng hiểu nội dung nó. Điều này giúp em gia tăng vốn từ vựng, và kỹ năng nghe đọc. Đó là lý do em có thể xem Youtube, xem phim và đọc sách dễ dàng.
Thế nhưng tiếng Anh còn cần có productive skills: đòi hỏi em phải truy xuất ra những kiến thức đã học để phục vụ giao tiếp, trao đổi thông tin. Điều này hoàn toàn thiếu hụt trong suốt 10 năm học tiếng Anh của em. Dẫn đến hạn chế khả năng nói và viết.
Nhớ lại xem, có bao giờ em thử đặt câu tiếng Anh để diễn đạt điều em muốn nói chưa? Hầu như rất hiếm hoi phải không. Thiếu hụt sự luyện tập này dẫn đến sự lệch pha trong level giữa 2 nhóm ấy.
Em cần thay đổi và phân bố thời lượng học hợp lý hơn.
Chia sẻ với em một cách tiếp cận mới mà thầy và Simple English đang áp dụng cho học viên, giúp giải quyết được vấn đề trên.
Thay vì từ tiếng Anh sang tiếng Việt, học viên sẽ được đặt câu từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
Khác biệt tưởng chừng nhỏ này nhưng lại vô cùng hiệu quả để giúp học viên có thể hiểu chắc các điểm ngữ pháp, cách dùng các loại danh từ, động từ, tính từ.
Khi học theo chiều Anh-Việt, em đọc/nghe tài liệu tiếng Anh. Rõ ràng em có thể hiểu hết. Thế nhưng em lại không nắm được cách dùng, hoặc đặt câu tương tự.
Ví dụ, thời phổ thông các tiết Anh văn chủ yếu là học công thức ngữ pháp. Học dấu hiệu nhận biết rồi làm bài tập, thi trắc nghiệm.
Em không cần vận dụng toàn bộ kiến thức của mình, mà chỉ cần biết “Ờ câu này có từ “now” thì dùng hiện tại tiếp diễn, Verb thêm “ing”; chỗ này có “yesterday” thì chia quá khứ, thêm V2/ed là đúng…”.
Điền vào chỗ trống hoặc làm trắc nghiệm em chỉ cần biết 1-2 chỗ là làm được. Còn khi nói hoặc viết, rõ ràng yêu cầu em nhiều hơn thế.
Tương phản với nó, khi học theo chiều Việt-Anh, não em sẽ phải chạy liên tục để có thể “sản xuất” ra một câu tiếng Anh hoàn chỉnh.
Em thử đặt câu tiếng Anh với câu này xem: Mặt trời mọc ở hướng đông.
Trong đầu em sẽ nghĩ: Mặt trời là sun, mọc là rise, hướng đông là east. Ghép lại “Sun rise at the east”. Hình như chưa đúng, viết ra mới thấy còn thiếu. Vì mặt trời là danh từ xác định, cần phải thêm “the” → “the sun”. Tiếp động từ số ít nhưng thiếu s → “rises”. Nhưng mà “at the east” hay “in the east” mới đúng ta?
Nó chỉ là một câu ngắn đơn giản và dùng thì hiện tại đơn mà em đã học hơn 10 năm nay. Nhưng sẽ luôn gây bối rối cho những bạn level A1-A2 hoặc ít luyện tập productive skills.
Em thấy đó, tuy kiến thức không có gì mới, thế nhưng cách học truyền thống theo chiều Anh-Việt lại không giúp em có cơ hội để “tốn não”, vận dụng tập nói, tập viết.
Thành ra em không biết được là mình còn thiếu sót chỗ nào, chưa hiểu rõ chỗ nào, hoặc có hiểu rồi thì tốc độ truy xuất ra khi nói hoặc viết còn rất chậm, do thiếu cơ hội thực hành.
Đến với RESTA, em sẽ được tiếp cận theo hướng hoàn toàn mới. Em được “xài não” để vận dụng các kiến thức đã học. Em được tập phản xạ liên tục để tăng tốc độ “sản xuất”. Và quan trọng hơn là em có thể thực sự nói và viết bằng tiếng Anh để diễn đạy ý tứ. (chứ không phải mỗi lần muốn nói câu gì đều lên nhờ google dịch).
Lợi ích khác của RESTA là về cảm xúc giúp em sẽ bớt ngại ngùng mỗi khi nói tiếng Anh.
Nhờ được thực hành speaking với bạn bè và giáo viên trên lớp trong mỗi buổi học, tiếng Anh dần dần trở nên tự nhiên, dễ dàng hơn bao giờ hết ^^
Một buổi học RESTA ở Simple English sẽ có dạng như vầy: [link]
Trên đây là vài phân tích của thầy về vấn đề thiếu hụt luyện tập các productive skills.
Hy vọng bài viết của thầy có thể giúp em học tiếng Anh hiệu quả hơn, để có thể sử dụng tiếng Anh trong thực tế nhé.