Chứng Khoán Apg Đổi Chủ

Chứng Khoán Apg Đổi Chủ

Là đơn vị hàng đầu về lĩnh vực thương mại ngoại thương trong Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), trải qua chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, tiếp cận nhanh và sớm thích ứng với cơ chế mới, Công ty CP Xuất nhập khẩu than - Vinacomin (Coalimex) ngày càng lớn mạnh, khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.

Là đơn vị hàng đầu về lĩnh vực thương mại ngoại thương trong Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), trải qua chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, tiếp cận nhanh và sớm thích ứng với cơ chế mới, Công ty CP Xuất nhập khẩu than - Vinacomin (Coalimex) ngày càng lớn mạnh, khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.

Màn đổi chủ ở Chứng khoán Alpha

VietTimes – Ông Đặng Quang Thái từng là cổ đông lớn của KPF. Song, tìm hiểu của VietTimes cho thấy, vị doanh nhân sinh năm 1982 còn là cổ đông lớn của Hoàng Minh Group, CTCP Chứng khoán Alpha và nhiều doanh nghiệp khác.

Nửa cuối năm 2019, các ông Kiều Xuân Nam (Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng số 3, nay là CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông – Mã CK: VC3), Nguyễn Hoài Anh, Vũ Đức Toàn và Đặng Quang Thái đồng loạt thoái vốn khỏi CTCP Đầu tư tài chính Hoàng Minh (Mã CK: KPF).

Cuộc ‘thay máu’ cổ đông giúp chủ đầu tư dự án khu du lịch sinh thái Prime – Prime Resort and Hotels tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà, bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.

Từ trước đó, vào tháng 2/2019, các ông Đặng Quang Thái, Kiều Xuân Nam và Vũ Đức Toàn đã thành lập một pháp nhân mới, là CTCP Tập đoàn Hoàng Minh (Hoàng Minh Group). Tổng Giám đốc Hoàng Minh Group là ông Nguyễn Hoài Anh (SN 1981) – cựu cổ đông KPF nêu trên.

Sinh năm 1982, ông Đặng Quang Thái mà VietTimes đề cập còn được biết đến trong vai trò Chủ tịch HĐQT CTCP Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (Mã CK: AFX), cổ đông gần lớn tại CTCP Đầu tư Ego Việt Nam (Mã CK: HKT).

Ít ai biết rằng, ông Đặng Quang Thái và các cộng sự còn nắm giữ lượng lớn cổ phiếu CTCP Chứng khoán Alpha (APSC).

Cuộc đổi chủ của Chứng khoán Alpha

Ngày 27/5/2020, chỉ một ngày sau khi tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2020, APSC chứng kiến sự thay đổi lớn trong cơ cấu cổ đông.

Cụ thể, bà Nguyễn Hồng Hạnh và ông Nguyễn Quốc Hùng đã chuyển nhượng tổng cộng 3,35 triệu cổ phần, tương đương 57,26% vốn điều lệ của Chứng khoán Alpha khi đó, cho 6 nhà đầu tư cá nhân khác.

Trong đó, ông Đinh Tuấn Anh và bà Lưu Hồng Huệ lần lượt là Phó Giám đốc Ban tài chính và Phó Giám đốc ban kinh doanh của Hoàng Minh Group.

Bộ đôi nhân sự sinh năm 1982 của Hoàng Minh Group từng được một nhóm cổ đông sở hữu 14% cổ phần CTCP Xây dựng số 7 (nay là CTCP Tập đoàn BGI, Mã CK: VC7) đề cử vào HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2021 – 2026 nhưng không thành.

Hậu đổi chủ, APSC tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 12/2020, trong đó thông qua phương án phát hành 11,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tăng gấp 3 lần vốn điều lệ, từ 58,6 tỉ đồng lên mức 175,8 tỉ đồng.

Nguồn vốn thu về dự kiến được dùng để nâng cấp hệ thống phần mềm, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (20 tỉ đồng), bổ sung nguồn vốn cho các nghiệp vụ ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay margin (60 tỉ đồng) và bổ sung vốn cho nghiệp vụ tư vấn tài chính (37,2 tỉ đồng).

Đến tháng 5/2021, APSC hoàn tất thương vụ tăng vốn điều lệ. Lúc này, riêng ông Đặng Quang Thái đã sở hữu tới 1,24 triệu cổ phiếu APSC, chiếm 7,06% vốn điều lệ tại công ty chứng khoán này.

12 cổ đông cá nhân nắm giữ tới 99,9% vốn điều lệ của APSC

Tháng 8/2021, APSC phát hành thành công 15,3 tỉ đồng trái phiếu, kỳ hạn 24 tháng, lãi suất cố định 10%/năm cho 17 nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp trong nước.

Thương vụ được thu xếp bởi CTCP Chứng khoán An Bình trong vai trò đại lý quản lý tài sản bảo đảm, tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán và đại lý phát hành.

Đáng chú ý, APSC cũng tham gia với vai trò đại lý đăng ký, lưu ký và quản lý chuyển nhượng. Trong khi Chủ tịch HĐQT APSC Nguyễn Hoàng Nam cũng mua vào 1 tỉ đồng trái phiếu của công ty chứng khoán này.

Tài sản bảo đảm cho thương vụ trái phiếu kể trên là 14 triệu cổ phần của CTCP Đầu tư và Thương mại Đại Thành Phát (Đại Thành Phát), được định giá 151,2 tỉ đồng, tương đương 10.800 đồng/cổ phần. Lưu ý rằng, Tổng giám đốc kiêm người đại diện của Đại Thành Phát cũng chính là ông Đặng Quang Thái.

Ngoài ra, tìm hiểu của VietTimes cho thấy, ông Đặng Quang Thái còn là một trong những nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá cổ phần tại CTCP Phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam./.

CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN APG THÔNG BÁO

Công ty CP Chứng khoán APG sẽ loại các mã chứng khoán dưới đây ra khỏi danh mục giao dịch ký quỹ tại APG:

VN-Index liên tục ghi nhận diễn biến rung lắc, vận động chủ yếu trong biên độ 1.240-1.260 điểm. Có thời điểm, chỉ số chính thủng luôn mốc hỗ trợ mạnh 1.240 điểm - vùng hỗ trợ kích thích lực cầu bắt đáy từ thị trường, qua đó rơi về mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8/2024 đến nay.

Đáng chú ý, thanh khoản dù cải thiện song vẫn duy trì mức thấp, cho thấy sự chậm lại ở cả lực cung và cầu.

Thực tế, giá trị khớp lệnh trên HoSE đã liên tục tụt dốc xuống quanh mức 13.000 tỷ đồng trong suốt một tháng trở lại đây, thậm chí thanh khoản nhiều phiên "nhúng" dưới 10.000 tỷ đồng.

Chẳng hạn, phiên giao dịch ngày 5/11, thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE sụt giảm còn 8.200 tỷ đồng, thấp nhất kể từ giữa tháng 5/2023, khối ngoại nâng quy mô rút ròng lên 853 tỷ đồng.

Thậm chí, trong phiên 6/11, VN-Index tăng hơn 15 điểm sau hiệu ứng tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump, nhưng dòng tiền vào sàn vẫn chưa được cải thiện. Dòng tiền trong cả 2 phiên sau đó không có sự bứt phá, thanh khoản tiếp tục đi ngang ở mức thấp với giá trị khớp lệnh quanh ngưỡng 11.000 - 12.000 tỷ đồng/phiên.

Thanh khoản bình quân cả tháng 10/2024 chỉ đạt 17.764 tỷ đồng/phiên, tương đương tháng 9/2024 và cũng là mức thấp nhất kể từ đầu năm.

Ông Trương Hiền Phương - Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam cho biết, tình hình địa chính trị trên thế giới, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và các xung đột địa chính trị có khuynh hướng lan rộng khiến nhà đầu tư quan ngại và thận trọng hơn trong việc giải ngân.

Trong khi đó, trong nước cũng chưa có nhiều thông tin tích cực. Kỳ báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2024 đã gần hoàn tất, vấn đề nâng hạng thị trường chưa thực hiện được. Tỷ giá tăng, giá vàng tăng hoặc giao dịch đất đai tại một số địa phương sôi động, dù chỉ là hiện tượng cục bộ, nhưng cũng khiến nhà đầu tư chứng khoán cân nhắc thêm các kênh đầu tư khác. Việc nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư trong nước.

Tương tự, ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường, Chứng khoán VPBank cho rằng thanh khoản trên thị trường chứng khoán (TTCK) chịu ảnh hưởng của dòng vốn dịch chuyển, dòng vốn nước ngoài bị rút bớt khỏi Việt Nam và khu vực châu Á. Bên cạnh đó, dòng tiền sụt giảm do TTCK đang thiếu vắng các cơ hội đầu tư và cũng cần đáp ứng nhu cầu thanh toán khoản vay, nợ trái phiếu.

Tuy nhiên, chuyên gia VPBankS lưu ý, thanh khoản TTCK về nền thấp trong 2 năm gần đây chính là cơ hội. Bởi khi thanh khoản thấp kết hợp chỉ số về vùng hỗ trợ mạnh là một trong dấu hiệu cho thấy nền giá mới được thiết lập.

“Khi thanh khoản tạo đáy thì TTCK cũng thường tạo đáy để bắt đầu phục hồi. Trong những giai đoạn thị trường giảm giá và bi quan nhất thì đấy chính là cơ hội lớn nhất. Nhìn lại giai đoạn tháng 11/2022 và 10 – 11/2023 đều là đáy của thanh khoản và điểm số”, ông Sơn dự báo.

Cũng theo ông Trần Hoàng Sơn, nhóm ngân hàng đang giữ vai trò là trụ giúp VN-Index tăng, nếu chỉ số ngành ngân hàng giảm thêm 5% đến 7% nữa thì có thể kỳ vọng dòng tiền mới tham gia thị trường.

Trong báo cáo mới đây, Dragon Capital nhận định, 3 năm trước khi COVID-19 bùng phát, dưới thời ông Trump nắm quyền tại Mỹ, các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ấn tượng, lên đến 19,1%.

Tuy các chính sách và phát ngôn khó đoán của ông Trump đã làm gia tăng độ biến động cho thị trường, nhưng VN-Index vẫn ghi nhận mức lợi nhuận kép hàng năm khoảng 15% trong giai đoạn này, chỉ thấp hơn một chút so với tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp do chịu tác động chiết khấu từ sự biến động thị trường.

Hiện tại, triển vọng kinh tế và thương mại của Việt Nam vẫn tương đối tích cực, được hỗ trợ bởi định hướng tăng trưởng của Chính phủ, mang lại nhiều cơ hội hơn là rủi ro. Ở chiều ngược lại, đồng USD mạnh lên có thể kéo dài việc rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại các thị trường mới nổi để chuyển sang thị trường Mỹ.

Các thị trường mới nổi, bao gồm Việt Nam, có thể tiếp tục phải chịu chiết khấu về định giá, như đã xảy ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump. Điều này dẫn đến lợi nhuận kỳ vọng của TTCK Việt Nam có thể thấp hơn so với tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Dù vậy, P/E dự phóng năm 2024 của TTCK Việt Nam vẫn ở mức 11,5 lần, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm là 17,2 lần, cho thấy khả năng giảm thêm sẽ bị hạn chế nhờ quan điểm tích cực của các nhà đầu tư trong nước.

"Các công ty thuộc nhóm ngành xuất khẩu có mức độ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách sắp tới của Tổng thống Trump chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên thị trường, nên rủi ro từ nhóm này sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến TTCK. Tâm lý nhà đầu tư trong nước vẫn duy trì sự tích cực, bởi nhiều người có cái nhìn lạc quan về việc đắc cử của ông Trump", chuyên gia của Dragon Capital nói.

SSI Research khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội trong biến động. TTCK có thể biến động trong ngắn hạn, nhưng đây cũng là cơ hội để mua vào các cổ phiếu tiềm năng với giá hợp lý để xây dựng danh mục đầu tư dài hạn.

Ông Sơn kỳ vọng vùng 1.200 +/- có thể là vùng mà nhà đầu tư cân nhắc để mua cho nhịp tăng sắp tới.

Về chiến lược đầu tư, chuyên gia VPBankS cho rằng trong khoảng 6 - 8 tháng tới, xu hướng hạ lãi suất của Fed sẽ tiếp tục diễn ra, qua đó tác động tích cực đến mặt bằng lãi suất trên toàn cầu và cả Việt Nam. Khi đó, những doanh nghiệp nào vay nợ nhiều như bất động sản, nguyên vật liệu, xuất nhập khẩu hưởng lợi.

Ngoài ra, nhóm dịch vụ tài chính như ngân hàng, đặc biệt là chứng khoán cũng sẽ tích cực nhờ lãi suất giảm, dòng tiền rẻ sẽ kích thích nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư. Nhóm công nghệ cũng dự kiến hưởng lợi khi xuất khẩu phần mềm sang Mỹ thu USD về, đặc biệt là nhóm phần mềm và sản xuất chip.

Năm 2020, để tạo tính thanh khoản của các mã cổ phiếu TVB và TVC, Phạm Thanh Tùng chỉ đạo cấp dưới Đỗ Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Thìn thực hiện thao túng cổ phiếu mã TVB và TVC.

Ngày 26/8, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử cựu Chủ tịch Công ty chứng khoán Trí Việt Phạm Thanh Tùng (sinh năm 1979) và hai cựu nhân viên của Tùng là Đỗ Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1986), Nguyễn Mạnh Thìn (sinh năm 1988) về cùng tội “Thao túng thị trường chứng khoán” theo quy định tại Điều 211, khoản 2 - Bộ luật Hình sự. Đây là vụ án thứ 2, bị cáo Tùng bị đưa ra xét xử về tội danh này.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, ngày 25/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội (PC03) tiếp nhận tin báo về tội phạm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về vụ việc có dấu hiệu thao túng thị trường chứng khoán mã cổ phiếu TVB của Công ty chứng khoán Trí Việt và cổ phiếu TVC của Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt.

Kết quả điều tra xác định, năm 2020, để tạo tính thanh khoản của các mã cổ phiếu TVB và TVC, Phạm Thanh Tùng chỉ đạo cấp dưới Đỗ Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Thìn thực hiện thao túng cổ phiếu mã TVB và TVC.

Các bị cáo hướng dẫn nhân viên của Công ty mở nhiều tài khoản chứng khoán tại các công ty chứng khoán khác nhau đứng tên các công ty vệ tinh trong hệ sinh thái của Tập đoàn Trí Việt và các cá nhân là nhân viên, người thân nhân viên, bạn bè, người quen của Phạm Thanh Tùng.

Những tài khoản này gọi là "tài khoản chứng khoán nội nhóm." Sau khi mở tài khoản, các nhân viên chuyển lại thông tin tài khoản cùng mật khẩu lại cho Phòng đầu tư quản lý.

Bị cáo Phạm Thanh Tùng chỉ đạo Nguyễn Mạnh Thìn sử dụng các tài khoản nội nhóm liên tục đặt lệnh, khớp đối ứng; đặt lệnh mua bán thỏa thuận cổ phiếu TVB, TVC cho nhóm nội bộ Trí Việt trong năm 2020.

Hằng ngày, khi phát sinh giao dịch khớp lệnh, Thìn thông báo danh sách, số lượng tiền cần nộp, chuyển vào từng tài khoản chứng khoán nội nhóm theo chỉ đạo của Tùng.

Thìn nhờ các chủ tài khoản thực hiện nộp, rút, chuyển tiền vào các tài khoản chứng khoán trong nhóm ở các ngân hàng khác nhau hoặc lấy các séc đã được chủ tài khoản nội nhóm ký sẵn để thực hiện giao dịch tiền.

Chủ tịch Chứng khoán Trí Việt Phạm Thanh Tùng chỉ đạo sử dụng các nguồn tiền nguồn từ Công ty Quản lý tài sản Trí Việt, vay ký quỹ tại các công ty chứng khoán khác và nguồn tiền quay vòng, luân chuyển giữa các tài khoản chứng khoán, ngân hàng trong nhóm nội bộ Trí Việt để thực hiện việc mua, bán cổ phiếu TVB, TVC giữa tài khoản nội nhóm.

Cơ quan điều tra xác định trong thời gian từ ngày 2/1/2020 đến ngày 19/10/2020, bị cáo Phạm Thanh Tùng chỉ đạo Nguyễn Mạnh Thìn và Đỗ Thị Hồng Hạnh thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán thông qua việc sử dụng 109 tài khoản nội nhóm Trí Việt của 58 chủ tài khoản để giao dịch mua, bán chéo với nhau đối với mã cổ phiếu TVB, TVC. Qua đó, gây thiệt hại, thua lỗ cho 31 nhà đầu tư số tiền là 3,3 tỷ đồng.

Đối với giao dịch mã chứng khoán TVB, TVC trước và sau giai đoạn năm 2020, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã phân tích, tổng hợp số liệu, tài liệu liên quan đến việc giao dịch, khớp lệnh. Tới nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác định không có dấu hiệu giao dịch thao túng, đáng ngờ và bất thường.

Sau khi xem xét vụ án, Hội đồng xét xử đã tuyên án bị cáo Phạm Thanh Tùng bị phạt tiền 2 tỷ đồng và cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến lĩnh vực chứng khoán trong 2 năm.

Hai bị cáo Đỗ Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Thìn cùng bị phạt tiền 500 triệu đồng và bị cấm làm việc liên quan đến lĩnh vực chứng khoán trong 1 năm.

Trước đó, năm 2023, bị cáo Phạm Thanh Tùng đã bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về cùng tội danh “Thao túng thị trường chứng khoán.”

Trong vụ án này, Phạm Thanh Tùng đã cấu kết với Đỗ Thành Nhân (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Louis Holdings) phê duyệt cho nhóm Nhân vay tiền sử dụng vào hoạt động mua, bán, khớp lệnh nhằm tạo cung - cầu giả đối với mã cổ phiếu BII và TGG, giúp Nhân thu lợi bất chính hơn 154,7 tỷ đồng.

Khi có thông tin cơ quan quản lý nhà nước sẽ kiểm tra, thanh tra, Phạm Thanh Tùng chỉ đạo thay toàn bộ ổ cứng máy vi tính của công ty và xóa tin nhắn có liên quan để tránh bị phát hiện./.

Từ ngày 2/1-19/10/2020, Phạm Thanh Tùng đã chỉ đạo thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, tạo cung, cầu giả gây thiệt hại/thua lỗ cho 31 nhà đầu tư số tiền hơn 3,3 tỷ đồng.