Cuốn Sách Harvard Bốn Rưỡi Sáng

Cuốn Sách Harvard Bốn Rưỡi Sáng

Người ta nói trong nhà ăn sinh viên của Harvard, rất khó để nghe được âm thanh nói chuyện, mỗi sinh viên đều mang theo pizza và nước ngọt, ai cũng đều vừa ăn vừa đọc sách hoặc là ghi chép. Rất hiếm thấy học sinh nào đó chỉ tập trung ăn mà không học, cũng rất ít thấy sinh viên nào vừa ăn vừa nói chuyện. Ở Harvard, phòng ăn không chỉ là nơi dùng cho việc ăn uống, nó còn là một thư viện. Bệnh viện Harvard cũng như thế, yên tĩnh đến nỗi có bao nhiêu người cũng như một, không ai không đọc sách hay ghi chép. Bệnh viện cũng là một hình thức khác của thư viện.

Người ta nói trong nhà ăn sinh viên của Harvard, rất khó để nghe được âm thanh nói chuyện, mỗi sinh viên đều mang theo pizza và nước ngọt, ai cũng đều vừa ăn vừa đọc sách hoặc là ghi chép. Rất hiếm thấy học sinh nào đó chỉ tập trung ăn mà không học, cũng rất ít thấy sinh viên nào vừa ăn vừa nói chuyện. Ở Harvard, phòng ăn không chỉ là nơi dùng cho việc ăn uống, nó còn là một thư viện. Bệnh viện Harvard cũng như thế, yên tĩnh đến nỗi có bao nhiêu người cũng như một, không ai không đọc sách hay ghi chép. Bệnh viện cũng là một hình thức khác của thư viện.

Just Mercy: A Story of Justice and Redemption

Giáo sư người Anh Stephen Greenblatt gợi ý cuốn Just Mercy (Bryan Stevenson). Ông Stephen Greeblatt là người chiến thắng giải Pulitzer ở hạng mục Biên khảo tổng quát năm 2012 với tác phẩm The Swerve: How the World Became Modern. Năm 2011, giáo sư người Anh còn đoạt giải National Book Award. Just Mercy (tựa Việt: Nhân từ với quỷ dữ, Phạm Thanh Trà dịch, Công ty Sách Domino và NXB Đà Nẵng hợp tác xuất bản) là cuốn sách phi hư cấu, được săn đón ở nước ngoài. Nó liên tục nằm trong danh mục sách Bestseller của New York Times, Amazon và đoạt nhiều giải thưởng danh giá. Câu chuyện của Just Mercy mà luật sư Bryan Stevenson viết lên đã vạch trần sự thật trần trụi về nước Mỹ với những mặt tối như nạn phân biệt chủng tộc, giai cấp… Năm 2019, cuốn sách được chuyển thể thành phim do Destin Daniel Cretton đạo diễn, với sự tham gia của Michael B. Jordan, Jamie Foxx, Rob Morgan, Tim Blake Nelson, Rafe Spall, Karan Kendrick và Brie Larson.

Vị trí thứ tư trong những cuốn sách mà giáo sư Harvard khuyên mọi sinh viên nên đọc là The Theory of Moral Sentiments (Tạm dịch: Lý thuyết về cảm nhận đạo đức, Adam Smith). Đây là tác phẩm do nhà kinh tế học Eric Maskin giới thiệu. Ông từng đoạt giải Nobel năm 2007. The Theory of Moral Sentiments là luận văn đầu tiên trong sự nghiệp của Adam Smith, bàn về luân lý học, giải thích những nền tảng đạo đức của xã hội. “Mọi sinh viên kinh tế đều biết về 'sự giàu có của các quốc gia', nhưng cuốn sách này sẽ trình bày một quan điểm phong phú và đa dạng hơn về bản chất của con người”, giáo sư Eric Maskin chia sẻ.

Những câu chuyện tình trong cổ tích Việt Nam

Sách này là quyển thứ hai được biên soạn tiếp theo quyển “Kể cho mọi người: Truyện cổ tích Việt Nam” do Hiệp hôi giao lưu quốc tế Hyogo phát hành vào tháng 3 năm 2010. Chủ đề là những câu chuyện về “tình yêu”. Trong số những truyện cổ tích Việt Nam đã có từ xa xưa, chúng tôi đã tuyển chọn ba truyện về tình yêu nam nữ và đã viết lại một cách tương đối dễ hiểu để giới thiệu đến các bạn.

Truyện “Trương Chi Mỵ Nương” kể về một chàng trai làm nghề chài lưới trên sông, chàng bị tiếng sét ái tình sau chỉ một lần gặp người con gái đẹp, rồi khổ đau vì mối tình đơn phương của mình nên câu chuyện kết thúc hết sức bi thảm. “Hòn Vọng Phu” là câu chuyện viết về một người phụ nữ mà chồng nàng đã đi chinh chiến lâu chưa về, nàng đứng trên ngọn núi mòn mỏi chờ chàng rồi hóa đá. Và truyện “Mỵ Châu Trọng Thủy” nói về tình yêu của đôi vợ chồng son nhưng đã bị cuốn vào cuộc tranh chấp giữa hai nước nên cũng phải nhận một kết cục thảm thương.

Chắc các bạn cũng đã nhận thấy truyện nào cũng có một kết thúc rất buồn. Thực ra ý định của chúng tôi lần này là muốn giới thiệu đến các bạn những truyện tình lãng mạn trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam nên đã tìm kiếm và thăm dò ý kiến những người xung quanh và đã quyết định chọn những truyện này.

Tục ngữ Việt Nam có câu “ chín người mười ý”, chắc cũng có những bạn không cảm thấy được tính lãng mạn của câu chuyện nhưng chắc vẫn cảm nhận được ít nhiều về những trớ trêu trong cuộc đời.

Tuy là những câu chuyện có kết cục buồn nhưng chúng tôi rất hạnh phúc nếu được chia sẻ với các bạn thế giới truyện cổ tích vốn thân thuộc với người Việt Nam. Và không có gì vui hơn nếu sách này trở thành cơ hội giúp các bạn quan tâm hơn đến văn hóa, lịch sử của Việt Nam.

Kobe, tháng 3 năm 2011 Nhóm tác giả

The Internationalists: How a Radical Plan to Outlaw War Remade the World

Theo giáo sư tâm lý, ngôn ngữ học người Mỹ Steven Arthur Pinker của Đại học Harvard, cuốn sách mà ông muốn mọi sinh viên nên đọc là The Internationalists: How a Radical Plan to Outlaw War Remade the World của hai học giả Oona Hathaway và Scott Shapiro. Cuốn sách kể câu chuyện về Hiệp ước Hòa bình qua những nấc thang lịch sử của luật pháp quốc tế từ thế kỷ XVII đến nay. Câu chuyện được kể bởi các luật sư, chính trị gia, trí thức của Mỹ như Hugo Grotius, Nishi Amane, Salmon Levinson, James... Ông Steven Arthur Pinker đánh giá cuốn sách này giải thích một hiện tượng lịch sử đã qua bằng cách kể chuyện hấp dẫn và dẫn chứng xác đáng. “Giống như The Clash of Civilizations và The End of History, cuốn sách trình bày cái nhìn sâu rộng về bối cảnh quốc tế, có ý nghĩa trong sự phát triển của thông tin và lịch sử”, ông nói.

Robot-Proof: Higher Education in the Age of Artificial Intelligence

Cuốn sách này do nhà hóa học Elias James Corey giới thiệu. Ông giành Giải Nobel Hóa học năm 1990 nhờ những đóng góp trong lĩnh vực tổng hợp toàn phần. Robot-Proof: Higher Education in the Age of Artificial Intelligence (tạm dịch: Robot-Proof: Giáo dục đại học trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo) của tác giả Joseph E. Aoun đề xuất một cách mới trong công cuộc dạy học ở kỷ nguyên AI. Tác giải mong muốn trong cuộc cách mạng này, sinh viên đại học sẽ là thế hệ tiếp theo gia nhập hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo, tạo ra những phát minh và khám phá điều mới cho xã hội.

Leslie Moser – một sinh viên tại Đại học Harvard cho rằng, mỗi khi có một cuốn sách về kinh doanh hoặc quản lý được xuất bản, chúng đều hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn biết những “viên đạn bạc” – bí kíp để thành công.

Nghe thì thú vị thật đấy, nhưng tất nhiên là phần lớn chúng đều chẳng nói gì nhiều hơn phần tóm tắt được in ở bìa sau.

Là một người đã đọc rất nhiều sách kinh doanh trong vài năm qua, tôi tin mình đủ khả năng giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách chia sẻ những cuốn sách thực sự hữu ích. Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy đọc 5 cuốn sách kinh doanh sau để thành công!

1. “Switch: How to Change Things When Change Is Hard” của tác giả Chip và Dan Heath

Đây có lẽ là cuốn sách về quản lý hữu ích nhất mà tôi từng đọc. Chip và Dan Heath đưa ra những phương pháp khác nhau để thay đổi trong công việc và gia đình bằng cách chia sẻ một vài “bí kíp” và những câu chuyện minh họa.

Điều tuyệt vời nhất ở cuốn sách này là nó rất đơn giản. Tôi đã đọc nó cách đây hơn 4 năm nhưng tôi vẫn còn nhớ những ý chính trong cuốn sách và áp dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày.

2. “Difficult Conversations: How to Discuss What Matters Most” của tác giả Douglas Stone, Bruce Patton và Sheila Heen

Bạn cần một cuốn sách tập trung vào kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ? Hãy đọc “Difficult Conversations”. Tôi thích cuốn sách này vì nó có thể biến một chủ đề vô cùng phức tạp thành những lời khuyên thực tế.

Đọc cuốn sách này cùng với những người khác cũng có thể là một cách tốt để tăng cường quan hệ công việc hoặc khuyến khích người khác đưa ra ý tưởng. Tôi và quản lý của mình đã đọc nó cùng nhau và sau đó chúng tôi đã có thể sử dụng “ngôn ngữ” từ cuốn sách khi thảo luận những tình huống phức tạp.

Mong muốn được đồng cảm với người khác là những gì tôi đúc kết từ cuốn sách này. Nếu không hiểu được đầy đủ vấn đề của đối phương sẽ rất khó để cùng nhau đạt được sự đồng thuận.

3. “The One Minute Manager” của tác giả Kenneth Blanchard và Spencer Johnson

Tựa đề cuốn sách này nghe như một lời quảng cáo, nhưng thực tế nó vô cùng hữu ích cho công việc hàng ngày. Về cơ bản, Kenneth Blanchard và Spencer Johnson đã cung cấp cho người đọc một loạt các phương pháp vô cùng đơn giản và hiệu quả mà một nhà quản lý có thể thực hiện để giám sát và động viên nhân viên.

Cuốn sách đặc biệt hữu ích cho những nhà quản lý mới vì nó trình bày một loạt các tình huống, mà theo tôi, là rất đáng để suy nghĩ trước khi phải đối diện chúng ngoài đời thực.

Đây cũng là một cuốn sách tuyệt vời để chia sẻ với các nhân viên cấp cao trong nhóm của bạn, vì họ có thể đã đọc nó và sẽ cho bạn một số lời khuyên về việc áp dụng nó vào công việc. Các lời khuyên cần được xây dựng dựa trên các “mục tiêu một phút”, khen ngợi, và khiển trách.

4. “The Power of Habit: Why We Do What We Do in Life and Business” của tác giả Charles Duhigg

Đây là một cuốn sách về sự thay đổi trong quản lý, tập trung vào việc thay đổi cá nhân hơn là thay đổi tổ chức. Charles Duhigg đã kiểm tra sự thay đổi trong nhiều bối cảnh khác nhau, từ đó làm nổi bật rằng “chìa khóa” của sự thay đổi tùy thuộc vào cách chúng ta quản lý và tạo ra các thói quen mới.

Cuốn sách không chỉ có ích khi kinh doanh, mà còn hữu dụng khi thay đổi thói quen cá nhân. Một điều thú vi mà tôi rút ra từ từ cuốn sách này là 40% mọi thứ chúng ta làm trong ngày là kết quả của thói quen – điều này chắc chắn là động lực để tôi xây dựng những thói quen tốt hơn!

5. “Stress Test: Reflections on Financial Crises” của tác giả Timothy F. Geithner

Cuốn sách này nghe có vẻ hơi khô khan và lỗi thời, nhưng đừng bỏ qua nó! Nguyên tắc quản lý và thực hành đóng vai trò quan trọng trong công việc, nhưng kiến thức chung về kinh doanh cũng rất cần thiết để thành công.

Điều này cũng rất có ý nghĩa trong nhiều cuộc phỏng vấn mà tôi tham gia. Người phỏng vấn đã hỏi tôi câu hỏi về những gì đang xảy ra với nền kinh tế thế giới, vì họ muốn biết liệu tôi có thường xuyên cập nhật các tin tức quan trọng.

Cuốn sách là câu chuyện về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 của Cựu Bộ trưởng Ngân khố Mỹ – Timothy F. Geithner, đã cung cấp cho tôi nhiều bài học quý giá để sử dụng trong nhiều cuộc hội thoại chuyên nghiệp sau này.