Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng tây nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km.
Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng tây nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km.
Đền Ngọc Sơn, tọa lạc trên Đảo Ngọc xinh đẹp giữa Hồ Hoàn Kiếm, là một ngôi đền cổ kính với lịch sử hình thành lâu đời và gắn liền với nhiều biến cố thăng trầm của Thủ đô Hà Nội.
Ngược dòng lịch sử, ta biết rằng ngôi đền này đã xuất hiện từ thời Lý (thế kỷ 11), ban đầu có tên là Ngọc Tượng. Đến thời Trần (thế kỷ 13), đền được đổi tên thành Ngọc Sơn và là nơi thờ các binh tướng đã hy sinh trong trận đánh chống quân Nguyên – Mông. Tuy nhiên, ngôi đền này sau đó đã bị phá hủy.
Vào thời Lê, chúa Trịnh Giang cho xây dựng cung Khánh Thụy trên khu đất này. Đến cuối thời Lê, cung bị phá hủy và được dân làng Tả Khánh dựng lại, đặt tên là đền Khánh Thụy. Sau đó, một nhà từ thiện có tên Tín Trai đã xây dựng chùa Ngọc Sơn trên nền cung Khánh Thụy cũ.
Năm 1865, nhờ công sức của nhà Nho Nguyễn Văn Siêu, Đền Ngọc Sơn được đại tu và mở rộng với nhiều công trình mới như cầu Thê Húc, Đài Nghiên, Tháp Bút… tạo nên một quần thể kiến trúc hài hòa như ngày nay. Đền Ngọc Sơn đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013 và trở thành một điểm đến tâm linh, văn hóa không thể bỏ qua khi ghé thăm Hà Nội.
Trần Hưng Đạo là một danh tướng lừng lẫy trong lịch sử Việt Nam, người có công lớn trong ba lần chống quân Nguyên – Mông xâm lược ở thế kỷ 13. Ông không chỉ là một nhà quân sự tài ba mà còn là một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, tinh thần quật cường.
Việc thờ Trần Hưng Đạo tại Đền Ngọc Sơn thể hiện sự tôn kính và biết ơn của dân tộc đối với vị anh hùng dân tộc này. Đền Ngọc Sơn cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường cho các thế hệ sau.
Phố Nhà Thờ nổi tiếng với Nhà thờ Lớn Hà Nội – một công trình kiến trúc Gothic ấn tượng, mang đậm dấu ấn Pháp. Con phố này cũng là nơi giao thoa giữa văn hóa Đông – Tây, với nhiều quán cà phê, nhà hàng, cửa hiệu mang phong cách châu Âu.
Đền Ngọc Sơn là một địa điểm tham quan nổi tiếng, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về Đền Ngọc Sơn, giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử, ý nghĩa và cách thức tham quan cây cầu đỏ nổi tiếng này.
Câu trả lời là có. Cầu Thê Húc chính là lối đi duy nhất để vào đền Ngọc Sơn, nằm trên đảo Ngọc giữa Hồ Gươm. Vì vậy, nếu muốn “check-in” cùng cây cầu đỏ này và tham quan đền Ngọc Sơn, bạn sẽ phải mua vé vào cửa đền. Giá vé vào cửa hiện nay là 30.000 VNĐ/người.
Cái tên “Thê Húc” nghe thật thơ mộng và đầy ẩn ý. “Thê Húc” có nghĩa là “nơi ánh sáng ban mai đậu lại”. Tên gọi này không chỉ miêu tả vẻ đẹp của cây cầu khi ánh bình minh buông xuống, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, hướng về ánh sáng, niềm tin và những điều tốt đẹp.
Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền linh thiêng, nơi thờ hai vị thần quan trọng:
Ngay bên cạnh Đền Ngọc Sơn, bạn sẽ thấy một công trình kiến trúc độc đáo hình chiếc bút lông khổng lồ – đó chính là Tháp Bút. Tháp được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ, gọi là đồi Ngọc, tạo nên một cảnh quan hài hòa, đẹp mắt.
Giữa lòng Hồ Gươm là Tháp Rùa – một công trình kiến trúc cổ kính được xây dựng từ thế kỷ 19. Tháp Rùa mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa, là biểu tượng của Hà Nội.
Đền Ngọc Sơn là một quần thể kiến trúc gồm nhiều công trình như Đại bái đường, Trấn Ba Đình, Đài Nghiên, Tháp Bút… Đây là nơi thờ Văn Xương Đế Quân và Trần Hưng Đạo, là điểm đến tâm linh nổi tiếng của Hà Nội, thu hút nhiều du khách đến tham quan, chiêm bái.
Đền Ngọc Sơn, với vẻ đẹp cổ kính, hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên, đã trở thành một trong những biểu tượng không thể thiếu của Hà Nội. Ngôi đền này không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo, mà còn mang nhiều ý nghĩa lịch sử và văn hóa, gắn liền với truyền thuyết Hồ Gươm và cây cầu Thê Húc đỏ son linh thiêng.
Hãy đến và trải nghiệm không gian tâm linh tại Đền Ngọc Sơn, cảm nhận sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại ngay giữa lòng Thủ đô. Và đừng quên tải ứng dụng Xanh SM để di chuyển thuận tiện, góp phần bảo vệ môi trường và có một chuyến du lịch Hà Nội thật trọn vẹn!
Mỹ Sơn được xây dựng trong một thung lũng màu mỡ gần đầu nguồn sông Thu Bồn và ngọn núi thiêng mà người Chăm gọi là Mahaparvata. Các ngôi đền được xây bằng gạch đỏ với nhiều tầng riêng biệt, và được trang trí với những bức tượng và phù điêu bằng đá sa thạch – khắc hoạ chân dung các vị thần và nữ thần đạo Hindu, vũ nữ apsara, động vật thần thoại và chính các vị vua Chăm. Trong chuyến tham quan Mỹ Sơn, bạn có thể tìm thấy các dấu ấn của đạo Hindu tại di tích hoặc trong nhà trưng bày.
Các hoạ tiết trang trí phổ biến bao gồm: ngọn lửa, tượng trưng cho sự hủy diệt và sáng tạo; hoa sen, loài hoa thiêng liêng của các vị thần; cây cối, vật trung gian giữa trời và đất; và lá, đại diện cho sự giác ngộ qua các giai đoạn của cuộc đời. Ngoài ra còn có nhiều hình chạm khắc của nagas – Á thần mặt người thân rắn, kala – Thần thời gian, và makara – loài thuỷ quái có hình dạng cá sấu đại diện cho sự sống và cái chết.
Khi nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier và đoàn nghiên cứu của ông khai quật nhóm đền E và F vào đầu những năm 1900, những ngôi đền này được đánh giá là hoành tráng và đẹp nhất Mỹ Sơn. Có niên đại từ thế kỷ thứ 7, nhóm đền mang phong cách Ấn Độ cổ đại và được tái hiện qua các tấm ảnh chụp bởi Charles Chapeau và các bức ký hoạ của Parmentier.
Trong Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, quân Mỹ rải bom khu vực xung quanh Mỹ Sơn – nơi ẩn náu của dân quân, du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Chỉ trong một tuần của tháng Tám, các nhóm đền E và F đã bị đánh sập. Ngày nay, du khách có thể thấy các hố bom lớn gần những tàn tích này. Chỉ có kosagrha thuộc Nhóm E (Mỹ Sơn E7) vẫn còn tồn tại sau khi được một nhóm các nhà bảo tồn người Ý trùng tu.
Phòng trưng bày Mỹ Sơn là điểm xuất phát tuyệt vời cho hành trình khám phá văn hóa Chăm và khu đền tháp Mỹ Sơn. Những bộ sưu tập khảo cổ quý hiếm giới thiệu cho người xem về một đế chế Chăm xưa với các tuyến đường giao thương, văn hóa và sự phát triển của các ngôi đền. Tại đây du khách có thể tìm hiểu về các vị thần Hindu qua các văn kiện cổ được tìm thấy ở khu di tích, qua các bộ phận cấu thành nên các đền thờ, và qua những dòng chữ được khắc lên bia ký. Các tranh ảnh và hiện vật trưng bày cũng mô tả chi tiết hành trình khám phá, khai quật và trùng tu khu đền thá Mỹ Sơn.
Đặc biệt hơn nữa, tại đây bạn sẽ có cơ hội xem các ảnh chụp những cuộc khai quật khảo cổ do các chuyên gia Pháp thực hiện vào đầu thế kỷ 20. Các bản vẽ chi tiết của Henri Parmentier cho biết hình dáng ban đầu của những ngôi đền khi được tìm thấy, bao gồm cả những ngôi đền tuyệt đẹp đã bị phá hủy trong Chiến tranh chống Mỹ. Để tìm hiểu thêm về nền văn minh Chăm ở Việt Nam, bạn có thể ghé thăm Bảo tàng Duy Xuyên (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) và Bảo tàng điêu khắc Chăm (Đà Nẵng).
Để có thêm thông tin hữu ích, hãy theo dõi chúng tôi trên Facebook và Instagram: @visitquangnam