Giới Thiệu Về Di Tích Mỹ Sơn

Giới Thiệu Về Di Tích Mỹ Sơn

Ứng Dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống

Ứng Dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống

Giới thiệu với bạn về khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám - mẫu 4

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Quần thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là đại diện cho truyền thống hiếu học, lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài với những giá trị tinh thần, văn hóa vô cùng sâu sắc và quý giá, là biểu tượng của cả đất nước. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo tồn khu di tích để không chỉ hôm nay mà con cháu chúng ta ngày sau có thể ý thức được và kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp này.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Giải bài tập lớp 4 Kết nối tri thức khác

BP - Khu đền tháp Chăm Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới thuộc địa bàn xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (thường gọi là Thánh địa Mỹ Sơn). Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII. Thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề, thế nhưng những gì còn lại ở Mỹ Sơn vẫn đóng vai trò rất quan trọng về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật mang giá trị toàn cầu.

Tháng 12-1999, khu di tích Mỹ Sơn được ghi vào danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Kể từ đó đến nay đã có hàng chục triệu lượt khách đến đây tham quan, nghiên cứu. Kiến trúc sư tài ba Kazik (người Ba Lan) nhiều năm gắn bó với Mỹ Sơn cho rằng: “Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ, thâm nghiêm, hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết”. Những di tích của khu đền tháp Mỹ Sơn là những công trình quan trọng nhất và cũng rất bí ẩn của nền văn hóa Chămpa cổ. Hầu hết công trình được kết cấu bằng gạch nung với trụ đá và trang trí những phù điêu sa thạch thể hiện các giai thoại của nền văn minh sông Hằng - Ấn Độ.

Khách nước ngoài tham quan một khu vực của Thánh địa Mỹ Sơn

Với lịch sử hình thành trải dài gần ngàn năm, Mỹ Sơn là nơi ghi dấu sự phát triển rực rỡ, đặc sắc của nền nghệ thuật Chămpa. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất. Nhiều phong cách kiến trúc Chămpa được khẳng định và phát triển trong quần thể di tích này. Là trung tâm tôn giáo vương quốc cổ Chămpa, Mỹ Sơn có một vị trí tâm linh quan trọng trong cộng đồng dân cư, là chỗ dựa tinh thần của người Chăm xưa, đồng thời đây cũng là công trình nghệ thuật độc đáo có giá trị của nhân loại. Nơi đây từng viên gạch, góc tháp đều mang giá trị lịch sử, văn hóa được làm nên bằng sức sáng tạo của con người.

Chúng tôi đến Thánh địa Mỹ Sơn vào một ngày giữa tháng 5-2017, khi mà đợt khai quật đầu của năm 2017 vừa tạm dừng. Lãnh đạo Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn cho biết, trong quá trình khai quật, trùng tu nhóm tháp K Mỹ Sơn các nhà khảo cổ đã phát hiện 2 tượng có thân người, đầu hình sư tử. Bức tượng được phát hiện gồm một tượng bị gãy hết tay chân (chỉ còn thân mình) và một tượng tương đối nguyên vẹn, cao khoảng 1,2m; được điêu khắc thô sơ và mờ nét bằng đá sa thạch. Bước đầu, theo phỏng đoán của các nhà chuyên môn, 2 bức tượng này có thể là tượng sư tử hoặc tượng khỉ Hanuman dùng để trang trí trước cổng tháp K, vốn là một trong những tháp cổ của vương triều Chămpa. Đặc biệt, nhóm khai quật còn phát hiện một con đường cổ rộng 8m được dẫn bởi hai bờ tường song song (mỗi bờ tường rộng 0,6m), bị chôn vùi ở độ sâu gần 1m so với mặt đất. Bước đầu, các hiện vật và con đường được nhóm chuyên gia Ấn Độ và Việt Nam xác định có niên đại trùng với thời kỳ xây dựng tháp K (thế kỷ XI-XII).

Thánh địa Mỹ Sơn là nơi hội tụ những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tiêu biểu, độc đáo, là chứng tích sống động, xác thực về lịch sử của một trong những nền văn hóa tại Việt Nam. Quần thể di tích Mỹ Sơn có giá trị nổi bật toàn cầu, là niềm tự hào chung của nhân loại. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, việc trùng tu di tích Mỹ Sơn được tiến hành và hoạt động trùng tu di sản được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, với đội ngũ các nhà khoa học cả trong và ngoài nước cùng làm việc. Ngày 30-12-2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1915/QĐ-TTg kèm theo các biện pháp hành chính và ngân sách cho quy hoạch tổng thể khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2008-2020. Đây là văn bản pháp luật quan trọng nhằm đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật khu đền tháp Mỹ Sơn không chỉ cho Việt Nam mà cho cả nhân loại.

Giới thiệu với bạn về khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám - mẫu 3

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam. Được nhà Lý xây dựng vào thế kỉ 11, với mục đích chính là dạy học cho các hoàng tử và những người tài trong thiên hạ. Đây còn là nơi thờ các danh nhân có công trong nền giáo dục nước nhà, tổ chức các kì thi của quốc gia, cao nhất là kì thi tiến sĩ. Có thể nói,Văn Miếu – Quốc Tử Giám là biểu tượng của tri thức, văn hóa, khát vọng trong con đường học tập của các sĩ tử nói riêng và con người Việt nam nói chung, là nét son thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Và là khu di tích văn hoá Hà Thành.

Giới thiệu với bạn về khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám - mẫu 2

Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của Quốc gia. Đây được xem là trường đại học đầu tiên của Việt nam lưu giữ và tôn vinh những học giả tài trí của dân tộc. Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, Quốc Tử giám được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa ngày 28/4/1962 và cho đến nay, đây vẫn luôn là một điểm thu hút nhiều khách du lịch không thể bỏ qua khi tới thăm thủ đô Hà Nội. Văn Miếu Quốc tử giám luôn đề cao “nhân tài đối với quốc gia quan hệ rất lớn” và “phải có đào tạo sau mới có nhân tài”. Vì thế nơi đây là chiếc nôi nuôi dưỡng rất nhiều tài năng được trọng dụng qua thời nhà Lê, Mạc, Nguyễn…Điều này tạo nên một tập tục của người Việt, trước khi đi thi đều tìm đến nơi đây để cầu mong được may mắn và tịnh tâm, để đạt được thành tích tốt trong các cuộc thi. Một sự kiện nổi bật về di tích này chính là đã được UNESCO công nhận bia tiến sĩ văn miếu- quốc tử giám là di sản tư liệu quốc tế. Đây là niềm tự hào của toàn thể dân tộc Việt Nam, và của lịch sử phát triển loài người nói chung.