Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị Marxist. Karl Marx đã nghiên cứu và đưa ra một số lý luận xung quanh khái niệm này trong các tác phẩm viết về kinh tế chính trị của ông. Nó được sử dụng để khẳng định lao động thặng dư của công nhân bị các nhà tư bản lấy đi, là nền tảng cho sự tích lũy tư bản.
Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị Marxist. Karl Marx đã nghiên cứu và đưa ra một số lý luận xung quanh khái niệm này trong các tác phẩm viết về kinh tế chính trị của ông. Nó được sử dụng để khẳng định lao động thặng dư của công nhân bị các nhà tư bản lấy đi, là nền tảng cho sự tích lũy tư bản.
Giá trị thặng dư được đề cập và nghiên cứu trong học thuyết kinh tế của C.Mác đã phơi trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản trong những thời kỳ trước đây. Giúp khơi nguồn cho phong trào đấu tranh giữa giai cấp vô sản chống lại chủ nghĩa tư bản.
Giá trị thặng dư không chỉ giúp tồn tại xã hội tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư còn có thể giúp kinh tế, xã hội phát triển và đổi mới của chủ nghĩa xã hội.
Giá trị thặng dư cấu thành động lực để giúp kinh tế tăng trưởng và phát triển. Từ đó, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra những kế hoạch, chiến lược sản xuất để có thể tạo ra nhiều giá trị thặng dư, giúp thu lại lợi nhuận và doanh thu nhiều hơn.
Bên cạnh đó vẫn đảm bảo về quyền lợi, và chế độ đãi ngộ tốt với công nhân, người lao động.
Giá trị thặng dư thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điều này giúp quá trình sản xuất được tối ưu, năng suất và hiệu suất được nâng cao, giúp sản xuất ra nhiều sản phẩm, hàng hóa và thu về được nhiều giá trị thặng dư.
Như vậy bài viết trên đây xoay quanh về giá trị thặng dư là gì, nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.
Hy vọng bạn đọc sẽ có những kiến thức bổ ích, và hiểu rõ về ý nghĩa của giá trị thặng dư để áp dụng vào thực tiễn, giúp hoạt động kinh tế trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Bên cạnh việc nắm rõ về giá trị thặng dư là gì, chúng ta cần hiểu và biết cách tính tỷ suất giá trị thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư thể hiện mối quan hệ giữa giá trị thặng dư và chi phí ban đầu mua sức lao động cần thiết để tạo ra giá trị thặng dư.
Tỷ suất này thể hiện rõ trong một khoảng thời gian lao động nhất định, có thể là trong một ngày lao động, phần thời gian lao động thặng dư của người lao động.
Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa thời gian lao động thặng dư và thời gian lao động tất yếu như sau:
Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh sự khai thác sử dụng nhân công, và phản ánh quy mô giá trị thặng dư mà chủ sở hữu tư liệu có thể thu được.
Các hàng hóa, sản phẩm được tạo ra trong quá trình người lao động sản xuất, thuộc toàn quyền sở hữu của nhà tư bản, của các ông chủ; chứ không phải của người công nhân. Người công nhân trước khi tham gia vào quá trình sản xuất, họ được nhà tư bản giao ước, và trả công đúng bằng giá trị hàng hóa sức lao động.
Vì vậy tất cả hàng hóa mà người lao động tạo đều là của nhà tư bản, và phần giá trị thặng dư sẽ bị nhà tư bản chiếm đoạt.
Trong xã hội tư bản trước đây, người lao động bị áp bức, và được trả tiền công rất rẻ mạt; trong khi đó nhà tư bản thì không ngừng giàu có do giá trị thặng dư. Điều này hình thành nên quan hệ bóc lột, và sự bất công sâu sắc trong xã hội.
Nhà tư bản bóc lột sức lao động của người lao động cho bản thân họ. Sự bóc lột càng diễn ra nhiều, thì giá trị thặng dư được tạo ra càng tăng cao. Tạo nên sự phân hóa giữa giàu và nghèo vô cùng sâu sắc trong xã hội. Người giàu ngày càng giàu lên vì họ chiếm đoạt được nhiều giá trị thặng dư , còn người nghèo vẫn hoàn nghèo vì công sức lao động của họ quá đỗi rẻ mạt.
Nguồn gốc của giá trị thặng dư đến từ lao động sống. Những hoạt động trực tiếp của người lao động bao gồm cả hoạt động về thể lực và trí lực để tạo ra sản phẩm, dịch vụ trong quá trình lao động.
Người lao động sử dụng sức lực của mình chuyển những giá trị của tư liệu sản xuất vào giá trị sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, người lao động tạo ra những giá trị, của cải tăng thêm, gọi là giá trị mới. Lao động sống là nguồn duy nhất tạo ra ra giá trị mới, và nhờ nó mà các giá trị tư liệu sản xuất được bảo tồn và chuyển vào hàng hóa.
Hiệu quả của lao động sống càng cao, thì giá trị thặng dư càng được tạo ra nhiều. Bên cạnh việc là nguồn gốc của giá trị thặng dư, lao động sống cũng đảm bảo điều kiện cho tái sản xuất xã hội, mở rộng và tăng nhu cầu xã hội.
Các nhà tư bản làm giàu, thu lợi nhuận dựa trên cơ sở thuê mướn người lao động. Lúc này, người lao động làm thuê để bán sức lao động của mình đổi lấy tiền công.
Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các nhà tư bản, các ông chủ, người lao động cũng được xem như những yếu tố sản xuất khác. Và nhà sử dụng lao động luôn tìm cách sử dụng sao cho tạo ra nhiều sản phẩm nhất có thể. Người lao động có thể phải làm thêm giờ, họ có thể phải làm tăng lên về sản lượng hơn so với mức quy định,...
Từ việc hiểu rõ giá trị thặng dư là gì, chúng ta có thể thấy giá trị thặng dư là mục đích sản xuất của tư bản chủ nghĩa. Giá trị thặng dư có ba đặc trưng về bản chất như sau:
Theo triết học Mác-Lênin, C.Mác đã đưa ra định nghĩa về giá trị thặng dư là giá trị do người lao động làm ra dưới cương vị là người làm thuê, và đây là phần giá trị dôi ra, vượt quá giá trị sức lao động của họ. Giá trị vượt này của người lao động bị nhà tư bản chiếm đoạt và giúp nhà tư bản có thêm thu nhập.
Nói cách khác dễ hiểu, mỗi nhân công lao động được trả công để hoàn thành một khối lượng và sản lượng công việc nhất định; nhưng người lao động hoàn thành công việc vượt quá sản lượng yêu cầu. Phần giá trị vượt quá đó được gọi là giá trị thặng dư.
Nhà tư bản đầu tư chi phí vào các hoạt động sản xuất như mua tư liệu sản xuất, và mua sức lao động. Số tiền mà họ thu được dôi ra so với số tiền mà họ đã chi trả trong quá trình sản xuất chính là giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư được coi là huyết mạch giúp chế độ tư bản phát triển. Nó cũng góp phần hình thành nên bản chất bóc lột của giai cấp này. Từ việc chiếm đoạt giá trị thặng dư, chế độ tư bản bóc lột sức lao động của người lao động.
Các nhà tư bản, các ông chủ đã áp dụng rất nhiều cách để chiếm đoạt được nhiều giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư có thể được tạo ra bằng cách kéo dài thời gian lao động, kéo dài thời gian làm việc, vượt quá thời gian quy định.
Người lao động cũng có thể tạo ra giá trị thặng dư bằng cách tăng cường độ lao động. Lúc này thời gian lao động không đổi nhưng cường độ lao động tăng lên dẫn đến việc hiệu suất, năng suất làm việc cũng tăng lên.
Giá trị thặng dư cũng có thể được tạo ra bằng cách rút ngắn thời gian làm việc, tăng năng suất lao động.
Ứng dụng những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất cũng là một trong những phương pháp tạo ra giá trị thặng dư. Việc áp dụng công nghệ vào sản xuất sẽ rút ngắn được thời gian lao động, tăng cường độ và năng suất lao động, từ đó dẫn đến việc nâng cao hiệu suất về sản lượng lao động và tạo nâng cao giá trị thặng dư.
Ví dụ dễ hiểu về giá trị thặng dư như sau: Một nhân công của nhà máy may sản xuất áo sơ mi, mỗi ngày được quy định làm việc trong 8 tiếng, với sản lượng yêu cầu làm ra 5 chiếc áo mỗi ngày.
Qua thời gian, tay nghề nhân công ngày càng điêu luyện, trong 8 tiếng đó cô ấy có thể hoàn thành được 8 chiếc áo sơ mi. Như vậy, sản lượng sản xuất dôi ra so với định mức là 3 chiếc áo sơ mi. Ba chiếc áo này chính là giá trị thặng dư.