Cụ thể, bà Nguyễn Thị Minh Tâm, đại diện Công ty TNHH Khuôn mẫu ARISTO Việt Nam nêu vướng mắc trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất tại các doanh nghiệp thuộc Cụm công nghiệp Từ Liêm.
Cụ thể, bà Nguyễn Thị Minh Tâm, đại diện Công ty TNHH Khuôn mẫu ARISTO Việt Nam nêu vướng mắc trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất tại các doanh nghiệp thuộc Cụm công nghiệp Từ Liêm.
Trường trung học cơ sở (THCS) là bậc học thứ 2 trong hệ thống giáo dục phổ thông tại Việt Nam. Cụ thể:
Như vậy, trường THCS là bậc học trung gian, là cầu nối quan trọng giữa tiểu học và THPT.
Sau đây là một số ví dụ câu tiếng Anh sử dụng cụm từ junior high school:
Tôi học ở trường THCS Thăng Long.
Cô ấy hiện là học sinh trường THCS số 10.
Sau khi tốt nghiệp THCS, tôi vào học trường trung học phổ thông.
Em trai tôi theo học tại trường THCS Green.
Tôi đã kết bạn với nhiều người trong những năm THCS.
Như vậy, khi sử dụng junior high school trong tiếng Anh, bạn chỉ cần lưu ý là nó tương đương với THCS trong tiếng Việt.
Khi dịch sang tiếng Anh, trường trung học cơ sở được gọi là “junior high school”.
Cụm từ “junior high school” được viết tắt là JHS, đọc là “giu-nia hai skuul”.
Junior high school dịch nghĩa là “trường trung học cấp 2” hoặc “trường cấp 2”.
Như vậy, cách dịch chuẩn nhất của trường THCS sang tiếng Anh là:
Khi dịch các cấp học từ tiếng Việt sang tiếng Anh, bạn cần chú ý:
Do đó, đừng nhầm lẫn giữa junior high school, high school và primary school khi dịch sang tiếng Anh nhé.
Cách đọc chính xác từng từ trong cụm từ junior high school:
Ngoài cách gọi phổ biến nhất là junior high school, trường THCS còn có một số tên gọi tương đương khác trong tiếng Anh:
Tuy nhiên, junior high school vẫn là cách dịch chính thống và phổ biến nhất đối với trường THCS. Các cách gọi khác ít được dùng hơn.
Do đó, khi nhắc đến THCS trong tiếng Anh, bạn nên sử dụng cụm từ junior high school để đảm bảo sự chính xác.
Như đã phân tích ở trên, trường THCS trong tiếng Anh được gọi là:
Đây là cách dịch chuẩn và phổ biến nhất.
Bên cạnh đó, một số cách gọi khác ít dùng hơn:
Nhưng junior high school vẫn là lựa chọn tốt nhất.
Sau khi tốt nghiệp THCS, tôi sẽ vào học trường THPT.
Hi vọng với những thông tin trên, các bạn đã nắm được cách dịch và sử dụng đúng trường THCS trong tiếng Anh. Chúc các bạn thành công khi sử dụng từ vựng này nhé!
Nếu cần tư vấn thêm về tiếng Anh, hãy truy cập https://duhocphilippines.vn/ để được hỗ trợ.
T.P Thái Nguyên hiện có 109 trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở với trên 50 nghìn học sinh. Những năm qua, để nâng cao chất lượng giáo dục, ngành Giáo dục thành phố đã không ngừng quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh.
Hiện nay, nhiều trường học trên địa bàn T.P Thái Nguyên vẫn thiếu phòng học, phòng chức năng; một số trường học, phòng học đã xuống cấp, không đảm bảo diện tích nên chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học. Nguyên nhân là do mật độ dân số tăng nhanh, số trẻ trong độ tuổi đến trường ngày một đông; ngân sách chi cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn hạn chế; một số trường ở trung tâm thành phố còn khó khăn trong việc mở rộng diện tích đất dành cho giáo dục... Để khắc phục tình trạng trên, Phòng Giáo dục – Đào tạo thành phố đã phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu với UBND thành phố đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường học, đảm bảo tiết kiệm, đúng hạng mục, đúng nhu cầu thực tế để phục vụ công tác giảng dạy. Chỉ tính riêng năm học 2015-2016, T.P Thái Nguyên đã xây mới 30 phòng học, sửa chữa 65 phòng học, xây mới 2 nhà hiệu bộ 10 phòng. Bà Phạm Thị Bích, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nha Trang, cho biết: Vừa qua, thành phố cũng đã đầu tư xây dựng cho Nhà trường thêm 3 phòng học và 2 phòng hiệu bộ có tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng. Với số học sinh là 1.175 em như hiện nay, Nhà trường đã có đủ các phòng học chức năng, đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Còn đối với các trường mầm non và tiểu học ở khu vực phía Nam Thành phố, tình trạng quá tải ở các cấp học vẫn diễn ra khá phổ biến trong khi số phòng học không đủ và chật chội. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Chủ tịch UBND phường Hương Sơn, cho biết: Trên địa bàn phường hiện có 2 trường mầm non là Liên Cơ và Cốc Hóa, tuy nhiên diện tích của cả hai trường chỉ khoảng 1.700m2, số lớp học thì thiếu trong khi số trẻ trong độ tuổi đến trường hàng năm là 1.400 cháu (vượt gấp đôi theo quy định). Do vậy, nhiều trẻ trong độ tuổi từ 2-3 tuổi phải ở nhà để gia đình trông hoặc học nhờ các phường lân cận. Tương tự, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hương Sơn về cơ bản vẫn thiếu phòng học.
Còn phường Cam Giá tuy không thiếu các phòng học nhưng hiện nay vị trí của các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn lại cách khá xa trung tâm phường. Nhiều tổ của phường nằm giáp ranh với các phường lân cận như: Trung Thành, Tân Thành, Phú Xá... nên nhiều bậc phụ huynh đã xin cho con em được học nhờ ở các phường trên dẫn đến tình trạng quá tải cục bộ cho một số trường (đặc biệt ở cấp mầm non và tiểu học).
Trước thực trạng trên, các phòng chức năng của Thành phố đã phối hợp đi khảo sát vị trí quỹ đất để xây dựng thêm các trường học cho phường Hương Sơn và Cam Giá. Theo đó, diện tích đất của Trung tâm 0506 (ở tổ 42) phường Hương Sơn có diện tích khoảng 5.000m2 thời gian tới sẽ được xây dựng Trường Mầm non Hương Sơn. Còn Trường Mầm non Cam Giá có diện tích 4.500m2, ở tổ 5 (phân hiệu khu Tây) và Trường Tiểu học Cam Giá có diện tích 7.000m2, ở tổ 27 và 28 (phân hiệu khu Nam) trong năm 2017 này sẽ tiến hành khởi công xây dựng nhằm giảm tình trạng quá tải cục bộ tại các trường học ở các phường lân cận.
Ngoài ra, năm 2017, thành phố dự kiến sẽ xây mới, bổ sung thêm nhà lớp học một số trường mầm non. Ông Nguyễn Đức Lượng, Trưởng Ban Quản lý các Dự án thành phố thông tin: Năm 2017, số phòng học được xây mới nhiều gấp đôi so với năm trước. Chúng tôi sẽ đôn đốc đơn vị thi công khởi công và hoàn thành tiến độ các công trình trước khi học sinh bước vào năm học mới.
Bà Lê Hằng, Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo thành phố cho biết: Thời gian tới, Phòng sẽ tích cực tham mưu với UBND thành phố đầu tư cơ sở vật chất trong các nhà trường; phối hợp với các địa phương, tổ chức, cá nhân tăng cường hơn nữa xã hội hóa vào sự nghiệp giáo dục... Đồng thời, làm hồ sơ xây dựng mới một số công trình trong năm 2018 để giảm tình trạng quá tải học sinh ở một số trường hiện nay.
Xe bồn thường xuyên tưới nước giảm bụi trên tuyến đường nội thị cảng Thuận An
Những ngày qua, việc tiếp nhận và vận chuyển than tại cầu cảng Thuận An (TP. Huế) do Công ty CP Cảng Thuận An quản lý đã có những bất cập trong công tác môi trường trong khu vực và một số tuyến đường nội thị của phường Thuận An.
Cụ thể, trên đoạn đường từ cảng Thuận An (dọc tuyến đường Nguyễn Văn Tuyết) đến cầu Diên Trường (dọc tuyến đường Kinh Dương Vương) thuộc phường Thuận An, nhiều phương tiện xe chở than tải trọng lớn ra vào cảng, chạy liên tục trên các tuyến giao thông khiến bụi và than rơi vãi trên đường gây ô nhiễm.
Trước sự phản ánh của người dân, mới đây Chi cục Bảo vệ môi tường (Sở TN&MT), Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế đã phối hợp với chính quyền địa phương có buổi làm việc với Công ty CP Cảng Thuận An và yêu cầu triển khai các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.
Ông Trương Văn Đông, Giám đốc Công ty CP Cảng Thuận An cho biết, trước đây việc tiếp nhận than từ Lào về là loại mặt hàng mới, nhưng hạ tầng tại cảng chưa đồng bộ nên vấn đề bảo về bảo vệ môi trường chưa đảm bảo, nhất là khâu xử lý bụi phát tán ra khu vực xung quanh.
Từ đầu năm đến nay cảng Thuận An tiếp nhận và trung chuyển khoảng 83 nghìn tấn than cám từ Lào về (trong tổng số 160 nghìn tấn hàng thông qua cảng). Dự kiến đến hết năm 2024 khoảng 140-150 nghìn tấn.
Đứng trước tình hình đó, công ty đã triển khai các giải pháp đảm bảo môi trường trong và khu vực các tuyến đường ngoài cảng, như đầu tư hệ thống xịt rửa cao áp để xịt rửa phương tiện chuyên chở than trên bộ trước khi ra khỏi khu vực cảng. Che chắn, làm hàng rào lưới chống bụi bãi tập kết và cải tạo hệ thống thoát nước mặt. Thực hiện vệ sinh nội bộ cảng thường xuyên. Phối hợp với chủ hàng, chủ xe yêu cầu phương tiện chở than di chuyển trên đường đảm bảo tải trọng, hạn chế tình trạng rơi vãi và chạy đúng tốc độ cho phép.
Về lâu dài, công ty có kế hoạch đầu tư nâng cấp hoàn thiện hệ thống hạ tầng trong cảng, phân kỳ đầu tư trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo tiềm lực tài chính phù hợp.
Ngoài ra, công ty đã bố trí 1 xe quét vệ sinh đường tự động để vệ sinh các tuyến đường nội bộ vào thời gian sau 22 giờ hằng ngày, đồng thời đã bố trí xe tưới tạo ẩm các tuyến đường nội bộ trong khuôn viên cảng và tuyến đường Nguyễn Văn Tuyết nhằm giảm thiểu bụi trong quá trình vận chuyển của các phương tiện ra vào cảng nhập, xuất nguyên liệu.
Nằm ở vị trí khá thuận lợi, cách trung tâm thành phố khoảng 15km, cách Khu công nghiệp Phú Bài (TX. Hương Thủy) chừng 25km và có Quốc lộ 49 chạy qua, hệ thống cầu cảng Thuận An theo thiết kế tiếp nhận được tàu đến 3.200 tấn.
Ông Trương Văn Đông, Giám đốc Công ty CP Cảng Thuận An cho biết, nếu thời gian trước đây luồng vào cảng luôn bị bồi lấp, thường xuyên ở ngưỡng 3m chưa đáp ứng được nhu cầu của chủ hàng và chủ tàu là nguyên nhân hạn chế lượng hàng thông qua cảng, thì nay luồng cảng đã ổn định hơn khi tiến hành nạo vét và triển khai các dự án chỉnh trị cửa biển. Do tính phức tạp của luồng Thuận An thường xuyên biến động, bồi lấp, thay đổi hướng tuyến nên giải pháp căn cơ là tiến hành đầu tư đê kè chỉnh trị luồng.
Cụ thể, do luồng bị bồi lắng, hạn chế độ sâu nên cảng Thuận An chỉ đáp ứng những tàu tải trọng dưới 1.500 tấn. Những năm gần đây, cùng với các dự án chỉnh trị cửa biển, nạo vét luồng tuyến phát huy hiệu quả, đã làm độ sâu và hướng tuyến luồng cảng Thuận An ngày càng ổn định hơn, cơ bản đáp ứng nhu cầu cho các tàu hàng tải trọng lớn.
Để nâng cao năng lực tiếp nhận phương tiện thủy, bốc dỡ hàng hóa tại cảng, công ty đã có kế hoạch nạo vét luồng đạt độ sâu phù hợp cho các tàu có tải trọng đến 3.000 tấn ra vào. Hàng năm, từ nguồn vốn sự nghiệp duy tu luồng lạch thường xuyên, Bộ GTVT cũng đã có kế hoạch nạo vét luồng Thuận An với cốt luồng sau nạo vét đạt 4,5m.
Từ năm 2018, UBND tỉnh bắt đầu triển khai giai đoạn 2 của Dự án kè chống sạt lỡ và chỉnh trị luồng Thuận An. Đến 2021, khi phân kỳ 2 của giai đoạn 2 đối với mũi kè phía Nam hoàn thành (tổng chiều dài gần 250m đê kè), độ sâu và hướng tuyến luồng Thuận An ngày càng ổn định hơn. Tuyến đê đã giúp chỉnh trị của biển, giảm sự bồi lấp cho luồng tuyến cảng Thuận An.
Hiện nay, phân kỳ 3 của Dự án kè chống sạt lỡ và chỉnh trị luồng Thuận An triển khai sắp hoàn thành với khoảng 150m đê kè được xây dựng tiếp nối mũi kè phía Nam. Trong thời gian tới, độ sâu và hướng tuyến luồng Thuận An sẽ ngày càng tiếp tục ổn định hơn nữa.
Qua đó, tránh tình trạng bồi lấp, làm gia tăng khả năng tiếp nhận tàu và hàng hóa đối với cảng Thuận An cũng như tạo thêm điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong trong khu vực ra vào cửa hoạt động đánh bắt, thu mua và chế biến thủy hải sản.
Công ty cũng sẵn sàng các phương án đầu tư từ công cụ thiết bị đến hạ tầng bến cảng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu xếp dỡ các phương tiện tàu hàng lớn hơn (trên 3.000 tấn), khi luồng ra vào cảng ổn định ở độ sâu phù hợp.
Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam có buổi làm việc với tỉnh về công tác quản lý hạ tầng, vận tải, quy hoạch và đầu tư phát triển cảng biển. UBND tỉnh cũng đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thực hiện nạo vét, duy tu tuyến luồng hàng hải Thuận An theo tiến độ đã được phê duyệt./.
Để phát huy lợi thế Khu kinh tế (KKT) Cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn, thời gian qua, huyện Bình Liêu đã và đang ưu tiên thực hiện đầu tư, hoàn thiện các dự án kết cấu hạ tầng tại cửa khẩu. Từ đó, tạo sức lan tỏa thu hút đầu tư, thúc đẩy liên kết vùng, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) qua địa bàn.
BQL Dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Liêu và các nhà thầu đang tập trung nhân lực, máy móc, phương tiện thực hiện đẩy nhanh tiến độ dự án hạ tầng kỹ thuật KKT cửa khẩu Hoành Mô giai đoạn II.
Dự án hạ tầng kỹ thuật KKT cửa khẩu Hoành Mô giai đoạn II, là một trong những công trình trọng điểm được huyện Bình Liêu tập trung triển khai trong thời gian qua. Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Liêu. Dự án được khởi công từ tháng 5/2024, với tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục: Xây dựng 3 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 5,2km, cùng hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh… Khi hoàn thành, sẽ góp phần tạo được mạng lưới giao thông linh hoạt, kết nối giữa đường chính với Khu logistics và khu lân cận, qua đó từng bước hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng đã được đầu tư các giai đoạn trước.
Anh Trần Thanh Bình, chuyên viên kỹ thuật, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Liêu, cho biết: Từ lúc bắt đầu thi công đến nay, mặc dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều, song chủ đầu tư và các nhà thầu đã có nhiều giải pháp khắc phục. Hiện tại, tranh thủ thời tiết thuận lợi chúng tôi đang đẩy mạnh việc đôn đốc các nhà thầu tập trung thiết bị máy móc, phương tiện, nhân lực để thi công các hạng mục của dự án. Chúng tôi quyết tâm sẽ “vượt nắng, thắng mưa” phấn đấu hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch đề ra vào cuối năm 2025.
Cùng với đó, để tiếp tục phát huy thế mạnh, lợi thế của KKT cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn, đặc biệt là sau khi công bố cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) – Động Trung (Trung Quốc), huyện Bình Liêu cũng đang tích cực đẩy mạnh thu hút đầu tư, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của KKT cửa khẩu. Từ đó, tạo môi trường thông thoáng, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh XNK. Hiện huyện đang tập trung triển khai các thủ tục để sớm thúc đẩy dự án Khu kho bãi hàng hóa tại cửa khẩu Hoành Mô. Dự án có tổng quy mô diện tích hơn 6,5ha, công suất dự kiến tiếp nhận 5-10 triệu tấn hàng hóa/năm. Đến thời điểm này, dự án đã hoàn thành công tác GPMB và đang tiến hành các bước tiếp theo theo quy định. Cùng với đó, huyện cũng đang gấp rút thực hiện các quy trình, thủ tục và tập trung hoàn thiện Khu trung tâm logistics tại KKT cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn với quy mô từ 20-30ha, đáp ứng lưu lượng khoảng trên 400 xe ô tô chở hàng hóa XNK làm thủ tục tại cửa khẩu.
Hạ tầng giao thông vào cửa khẩu Hoành Mô được đầu tư đồng bộ.
Ông Phạm Đức Thắng, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu, cho biết: Thời gian tới, huyện Bình Liêu sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng thúc đẩy hiệu quả hoạt động XNK qua cửa khẩu Hoành Mô. Đồng thời, tăng cường triển khai công tác rà soát, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, đẩy mạnh thực hiện công tác giám sát thi công, nghiệm thu và sớm bàn giao các công trình, để đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng, tiến độ. Từ đó, góp phần thúc đẩy hoạt động thu ngân sách của huyện và giải quyết việc làm, phát triển dịch vụ; thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội vùng biên giới Bình Liêu và phía Bắc tỉnh Quảng Ninh.
Với việc chú trọng đầu tư hạ tầng cho phát triển kinh tế cửa khẩu, mỗi năm Bình Liêu có hơn 60 doanh nghiệp hoạt động thương mại XNK qua cửa khẩu Hoành Mô. Tổng kim ngạch XNK qua cặp cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung trung bình đạt trên 80 triệu USD/năm. Tính riêng trong 7 tháng năm 2024, tổng kim ngạch XNK hàng hóa qua địa bàn huyện đạt 67,11 triệu USD, bằng 65,8% kế hoạch, tăng 29,01% so với cùng kỳ; trong đó, nhập khẩu đạt 41,05 triệu USD, bằng 76,03% kế hoạch, giảm 12,72% so với cùng kỳ 2023; xuất khẩu đạt 26,05 triệu USD, bằng 54,29% kế hoạch, tăng 422,95% so với cùng kỳ 2023. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến ngày 15/7/2024 đạt trên 107,7 tỷ đồng, bằng 62,6% dự toán, bằng 145,59% cùng kỳ 2023.