Khán giả VTV sắp được xem lại những bộ phim kinh điển của điện ảnh thế giới: Cuốn theo chiều gió (phim Mỹ, 2 tập), Chiến hạm Potemkin (phim Nga), Kẻ cắp xe đạp (phim Italia)... trong chương trình Phim Cuối tuần phiên bản mới (vào lúc 21h hai ngày Chủ nhật đầu tháng trên kênh VTV1).
Khán giả VTV sắp được xem lại những bộ phim kinh điển của điện ảnh thế giới: Cuốn theo chiều gió (phim Mỹ, 2 tập), Chiến hạm Potemkin (phim Nga), Kẻ cắp xe đạp (phim Italia)... trong chương trình Phim Cuối tuần phiên bản mới (vào lúc 21h hai ngày Chủ nhật đầu tháng trên kênh VTV1).
Nhà hoạt động Nguyễn Xuân Nghĩa vừa ra tù sau khi mãn hạn bản án 6 năm tù giam vì tôi 'Tuyên truyền chống phá Nhà nước' theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Thông tin trên được bà Nguyễn Thị Nga, vợ ông Nghĩa, xác nhận với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 11/9.
"Công an phường cách đây mấy hôm đến nói là 8 giờ sáng ngày 11/9 sẽ hoàn thành tất cả các thủ tục tại trại giam".
Cũng theo bà Nga, ông Nghĩa đang trên đường được đưa về áp giải từ trại giam ở Quảng Nam và dự kiến sẽ về đến nhà vào ngày 12/9.
"Gia đình nói chung là rất mừng," bà nói.
"Khi bị giam giữ thì ông cũng đã nhiều tuổi và nhiều bệnh tật. Gia đình rất mong ông sẽ sớm trở về để có thời gian chữa bệnh".
Theo bản án hồi năm 2009 thì ông Nghĩa sẽ phải trải qua 3 năm quản chế tại gia.
Khi được hỏi liệu gia đình có ủng hộ ông Nghĩa quay trở lại các hoạt động như trước khi bị bắt giữ hay không, bà Nga cho biết:
"Trước đây khi ông bắt đầu tranh đấu thì gia đình và bà con cũng sợ và có can ngăn, nhưng ông ấy không chịu nghe đâu."
"Ông ấy đã xác định lý tưởng thì sẽ theo đến cùng".
Bà Nga cho biết những ngày qua đó có một số nhà hoạt động đến hỏi thăm đến gia đình.
"Trên mạng cũng có rất nhiều người chia sẻ và vui thay gia đình," bà Nga nói.
Trong thời gian bị giam giữ, ông đã mắc bệnh nặng và phải trải qua một ca phẫu thuật, bà cho biết.
"Công an ở đó đã trả thù bằng cách vừa rời phòng mổ đúng 3 tiếng thì họ đem xích đòi xích ông vào chân tường".
"Ông ấy đòi tự vẫn, nói thà chết chứ không để bị làm nhục".
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, 65 tuổi, bị bắt giữ cùng nhiều nhà hoạt động khác trong đợt trấn áp hồi tháng 9 năm 2008.
Đến tháng 10 năm 2009, ông bị tuyên án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế tại gia vì tội 'Tuyên truyền chống phá Nhà nước' theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Vợ ông khi đó nói với BBC bà "đã khóc tại phiên tòa" khi nghe tuyên án" và cho rằng "bản án quá bạo tàn và vô lý, chồng tôi không làm gì sai".
Ông Nghĩa sinh ra trong một gia đình có 'truyền thống cách mạng' tại Nghệ An và từng du học Tiệp Khắc trong những năm 1967 - 1970, thời gian xảy ra cuộc cải cách Mùa xuân Praha.
Trở về nước, ông làm việc cho một công ty cơ khí của Hải Phòng và bắt đầu tham gia vào các hoạt động đấu tranh cho dân chủ.
Ông cũng đã tham gia vào nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2007-2008.
Trước khi bị bắt, ông cũng được cho là đã viết đơn yêu cầu UBND TP Hà Nội cho tổ chức cuộc biểu tình đòi chính phủ có biện pháp đẩy lùi lạm phát, cải thiện kinh tế, khi Viêt Nam đang đối mặt với mức lạm phát kỷ lục, lên đến gần 23%.
Hồi năm 2011, ông được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao
“Ta không cần một câu chuyện có thật để làm nên một bộ phim chân thật.”
Suốt từ những năm 80, không biết bao nhiêu tâm hồn đã trưởng thành nhờ vào những chuyến đi trên những triền đất ẩn chứa niềm hân hoan tột cùng và sự khốn đốn ngang trái trong phim của anh em nhà Coen (Coen Brothers). Những “địa điểm” ấy dường như không có cột mốc thời gian hay vị trí trong trái tim của một khán giả, mà thay vào đó chúng hiện diện liên tiếp trong tâm trí, một chân lý đích thực luôn được tìm thấy trong ký ức của hàng bao thế hệ. Trong mỗi chuyến đi chỉ vỏn vẹn 2 tiếng đồng hồ, ta bước trong đôi giày của những nhân vật hư cấu trên hành trình có nhân có quả của họ, lăn bánh xe qua những bầu trời sẩm tối và những vách núi trơ trụi, nơi lột trần cái ác và làm sáng tỏ bản năng chân thật nhất của con người.
Vào một buổi chiều tà ảm đạm giữa chốn sa mạc, một chiếc xe Sedan trắng đỗ tại trạm xăng bên đường, nơi có một tiệm tạp hoá đứng lẻ bóng. Dù nằm sát một con đường cao tốc nhưng nơi đây không cất lên dù chỉ một tiếng động, tất cả đều nín thở khi người đàn ông to lớn tóc đen bước vào khung hình. Nhân vật sát thủ Anton Chargugh không chỉ tra vấn những con người trong phim, anh ta thực tế cũng đang nhìn xem tâm hồn chúng ta có thể trốn chạy đi đâu giữa thế giới trống trải này, chỉ có anh và cát bụi.
Cảnh quay kinh điển này được lấy bối cảnh tại một trạm ga có thật tại New Mexico, từ đó anh em nhà Coen đã khắc họa nên một cảm giác đầy hoài nghi của những người sống trong thế giới này, một thế giới không chỗ ẩn náu mà chỉ có những kẻ ngoài vòng pháp luật mới có thể “dung thân”.
Trong tiểu thuyết, No Country For Old Men được viết bởi tác giả Cormac McCarthy, bối cảnh của câu chuyện là ở Texas-Mexico. Vậy anh em nhà Coen lại dựa phần lớn cảnh quay tại New Mexico và một số tại Texas. Ở cảnh mở đầu phim, người xem bước vào một thế giới đầy tội lỗi khi bước chân trên nền cát trải rộng cùng nhân vật Llewelyn Moss và chứng kiến một vụ buôn bán thuốc cấm đẫm máu không thành. Khung cảnh này được quay tại bãi sa mạc West Texas, xung quanh một thị trấn mang tên Marfa, tầm 400 dặm bên miền Tây của San Antonio.
Tuy nhiên, khác với trên phim, Marfa không hề ẩn chứa đầy hiểm nguy và tiện nghi nghèo nàn mà thực chất lại là một chốn để khơi dậy nguồn cảm hứng của nhiều nghệ sĩ, mong muốn được tìm đến một chốn yên bình để tạo cảm hứng sáng tác nghệ thuật.
Raising Arizona là một trong những tác phẩm thuộc thời kỳ đầu của sự nghiệp anh em nhà Coen, tuy vậy không có nghĩa bộ phim hài này lại không đạt tiêu chuẩn một bộ phim "đậm chất Coen Brothers".
Rất nhiều đặc điểm trong Raising Arizona đã trở thành tiền đề cho sự thành công sau này của hai người đạo diễn gạo cội trong ngành điện ảnh. Một số yếu tố đặc trưng có thể thấy là tính chất hài hước, lố bịch trong câu chuyện tình của anh chàng tội phạm về hưu Hi và cô cựu cảnh sát Ed, cùng với đó là cuộc tranh luận giữa sự trắng đen phức tạp trong xã hội hiện đại. Vậy nhưng, một điểm đặc trưng nhất có lẽ phải là khung hình viễn cảnh sa mạc hoang vu và hùng vĩ để xây dựng thế giới trong phim.
Raising Arizona chủ yếu được quay tại thành phố Phoenix - thủ phủ của tiểu bang Arizona. Với địa thế xung quanh đều là núi và sa mạc nên Phoenix còn được gọi với cái tên Hoozdo, theo đúng nghĩa đen là ‘nơi này nóng’.
Khác với sa mạc cô quạnh trong No Country For Old Men, sa mạc trong Raising Arizona vui nhộn mà cũng sâu xa, kỳ quặc mà cũng đẹp đẽ. Vẻ đẹp của những dãy núi đá đỏ, những chùm cây xương rồng gai góc và những thành phố nhỏ nhắn yên bình không những nói lên một tinh thần đạo đức dường như đã được định hình từ hàng thập kỷ trước (của chàng tội phạm có lương tâm Hi và những tên tử vượt ngục yêu con nít) mà còn khắc họa sự xấu xa vẫn hằng rình rập và ẩn giấu trong tâm trí chúng ta. Nhưng như tất cả những sự xấu xa khác, anh em nhà Coen thường phê phán những hành động ấy qua các hình ảnh lố bịch đến nỗi bật cười, kể cả trong một tình huống căng thẳng như trong câu chuyện này.
Ở Arizona còn có truyền thuyết kể về một vị thần mang tên I’itoi mang con người đến Trái Đất khi ông cư ngụ ở đỉnh núi Baboquivari. Từ đó, tổ tiên của người Arizona được chia ra là người Tohono O'odham (người sa mạc) và Akimel O’odham (người suối). Vị thần I’itoi còn được những người O'odham gọi với cái tên Man in the Maze (Người đàn ông trong mê cung), là người đàn ông xuất hiện trong những vòng mê cung trên con dấu và khắc đá, đồ dùng cá nhân của người O'odham. Người đàn ông đó tượng trưng cho hành trình của con người trải qua thăng trầm của sự sống; ở giữa trung tâm của mê cung là vị thần Mặt trời, người sẽ đưa anh tới thế giới tốt đẹp bên kia. Biểu tượng Man in the Maze còn được chạm khắc lên đồ đạc và đan vào rổ.
Một hành trình trải qua trở ngại và thăng trầm để mang lại trải nghiệm và bài học đáng giá trên quãng đường đời, để khi đến đích đón nhận những gì mà họ xứng đáng - cũng chính là lý do cho sự ra đời của phim ảnh và sứ mệnh của người làm phim, mà cũng chính là gì anh em nhà Coen đã mang lại và cũng trải qua trong suốt sự nghiệp của họ. Trên chặng đường ấy, tâm hồn chúng ta được đong đầy bởi những câu chuyện hư cấu mà lại khơi dậy những cảm xúc quá đỗi chân thật, có khi đến nỗi đau đớn tột cùng.
Một chiếc xe ngựa gỗ cà tàng bước đi lọc cọc, cứng nhắc bởi khí lạnh trên chặng núi phủ băng tuyết dày đặc. Trên chiếc xe ngựa là một ông già với bộ râu đóng băng và một cậu trai cụt cả 4 tay chân. Thực chất, chiếc xe còn là sân khấu lưu động cho những buổi biểu diễn kịch của chàng trai khuyết tật. Khi xe càng lên các vùng cao hơn, lượng khán giả đón xem gánh kịch của hai người ngày càng heo hút, mặc cho khả năng diễn kịch độc thoại xuất chúng của chàng trai khuyết tật ấy. Đến một ngày, người đàn ông già quyết định bỏ đi mạng sống thừa thãi của chàng trai trẻ, vì ông đã tìm ra một "nhân tài" khác có khả năng thu hút công chúng hơn cậu: một con gà biết đếm.
Meal Ticket là một chương trong bộ phim The Ballad of Buster Scruggs đặt bối cảnh ở Telluride, một thành phố nhỏ tại điểm trũng của dãy Box Canyon, Colorado. Với địa thế là núi bốn phương, người dân nơi đây luôn được tận hưởng tầm nhìn lộng lẫy bất kể chỗ đứng. Đó cũng chính là lý do tại sao Telluride là một địa điểm “bí mật” dành cho giới tinh hoa tới trượt tuyết mỗi dịp Giáng sinh.
Chìm sâu vào giấc ngủ của thành phố Brainerd, cả ngày, cả đêm. Nơi đây lặng thinh, những hồ băng trải dài vạn ngàn khiến khung cảnh tưởng chừng không một dấu chân người. Kỳ lạ thay, vùng đất Minnesota lạnh lẽo ấy lại được coi là một địa điểm sống hạnh phúc nhất tại Mỹ.
Để mang lại một không khí cóng lạnh tuyệt đối đến cho thị giác, anh em nhà Coen lựa chọn một số địa điểm khác tại Minnesota như Brainerd và Twin Cities. Đối lập với sự băng giá quanh năm, cư dân sinh sống tại Minnesota lại có một tính cách cực kỳ thân thiện và lịch sự.
Không chỉ trong Fargo, Hollywood đã khắc hoạ tính cách đặc trưng của người Minnesota trong một số tác phẩm khác cũng thu hút được rất nhiều sự yêu mến từ khán giả. Một ví dụ điển hình là nhân vật Marshall Erickson trong How I Met Your Mother, có một tính cách thân thiện và tốt bụng đặc trưng giống y như vị cảnh sát trưởng Marge và tất cả những nhân vật khác sống tại vùng Minnesota trong Fargo. Dường như không có chứng minh khoa học nào về lý do tại sao con người nơi đây lại được coi là một trong những nơi có con người thân thiện và đáng mến như vậy, tuy nhiên, một điều có thể khẳng định, Fargo đã trở thành một trong những tác phẩm đem sự chân thành của người Minnesota tới khán giả và ảnh hưởng lớn tới nền điện ảnh mỗi khi khắc hoạ một thế giới Minnesota chân thật.
Sau khi bay bổng và trầm lặng trên chuyến đi du ngoạn thiên nhiên nước Mỹ, anh em nhà Coen đưa ta đến một thăng bậc cảm xúc cuối cùng: Sự mãn nguyện.
All Gold Canyon được quay ở Piney River Ranch, một địa điểm ngay sát khu vực dãy núi tại Telluride trong Meal Ticket. Tuy nhiên khác với Meal Ticket, All Gold Canyon cũng được đặt máy tại Telluride nhưng là vào dịp xuân hè. Mùa hè tại nơi đây có thể được biết đến với những đồi hoa xanh-trắng trải dài, những chú hươu hoang dã bước đi chậm chạp qua những thềm cỏ xanh thăm thẳm.
Chương All Gold Canyon của The Ballad of Buster Scruggs kể vể trí khôn và sự kiên định của một người nông dân dành ra để tìm được mỏ vàng dưới lườn dãy núi Pike Peak - một mỏ vàng có thật đã được khám phá ra từ 1858. Sau bao mệt mỏi và sai lầm, đến cả khi sinh mạng ông tưởng như đã chấm dứt, vậy mà người đàn ông già không tên này - thủ vai bởi nhạc sĩ Tom Waits - cuối cùng vẫn có thể vực dậy và giành lấy đúng những gì mà mình xứng đáng nhận được. Ông ta cũng không quên cảm ơn thần linh, thiên nhiên và trời đất đã giúp mình có được mỏ vàng.
Ethan Coen, một trong hai anh em đạo diễn nhà gạo cội nhất nhì Hollywood từng nói: họ, và cả chúng ta, không thực sự cần tận mắt nhìn thấy một vị cảnh sát khốn khổ vì tội phạm ngang trái, để biết được trắng đen trong cuộc sống thực sự hỗn mang và ngẫu nhiên như thế nào. Bởi vì khi một câu chuyện được kể đúng cách, chúng sống trong trái tim của mỗi chúng ta.
“Ta không cần một câu chuyện có thật để làm nên một bộ phim chân thật.”
Copyright © 2012 Travellive. All rights reserved
Nhà xuất bản Thế Giới/Thế Giới Publishers
Chịu trách nhiệm xuất bản/Editor-In-Chief: Phạm Trần Long
Văn phòng Hà Nội/HN Head Office: 6F, Hoa Cuong Building, No.18 Alley 11 Thai Ha Street, Dist. Dong Da, Hanoi
Tel: 024.3936 8349 – Fax: 024.3936 8350
Văn phòng TP. Hồ Chí Minh/HCM Office: 5th Floor, The Shark Office Building, 29 Nguyen Van Mai Street, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
Giấy phép xuất bản số/Publication permit: 05/GP-XBĐS